Bài 4. Khí hậu Việt NamLựa chọn đáp án đúng.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 a Trả lời Câu 1 trang 16 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Lựa chọn đáp án đúng. a. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là A. nhiệt đới. B. ẩm. C. gió mùa. D. nhiệt đới ẩm gió mùa. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 1 b b. Tính nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện thông qua yếu tố nhiệt độ không khí trung bình năm trên cả nước (trừ vùng núi cao) với giá trị là: A. Trên 18°C. B. Trên 20°C. C. Trên 22°C. D. Trên 25°C. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 1 c c. Tính nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện thông qua yếu tố tổng số giờ nắng trong 1 năm trung bình là: A. Dưới 1 400 giờ/năm. B. Trên 1 400 giờ/năm. C. Dưới 3 000 giờ/năm. D. Từ 1 400 đến 3 000 giờ/năm. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 1 d d. Tính nhiệt đới của khí hậu Việt Nam được thể hiện thông qua yếu tố cán cân bức xạ trung bình là: A. Trên 30 kcal/cm2/năm. B. Trên 70 kcal/cm2/năm. C. Từ 70 - 100 kcal/cm/năm. D. Từ 90 - 140 kcal/cm2/năm. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 1 e e. Tính ẩm của khí hậu Việt Nam được thể hiện thông qua yếu tố tổng lượng mưa năm là: A. Trên 1000 mm/năm. B. Trên 1 500 mm/năm. C. Từ 1 500 - 2 000 mm/năm. D. Từ 2 000 - 3 000 mm/năm. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 2 Trả lời Câu 2 trang 16 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Trong các câu sau, câu nào đúng về hoạt động gió mùa ở nước ta? a) Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh. b) Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào chịu ảnh hưởng của Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh. c) Gió mùa Tây Nam tạo nên thời tiết nóng, khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ. d) Mùa hạ nước ta chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đem lại thời tiết mưa nhiều. Lời giải chi tiết: - Câu đúng: a, d. - Câu sai: b, c. Câu 3 Trả lời Câu 3 trang 17 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Dựa vào hình 4.1 trang 115 SGK, hãy cho biết: - Hướng gió chủ yếu vào mùa đông ở miền Bắc nước ta. - Hướng gió chủ yếu vào mùa hè nước ta. - Sự thay đổi thời gian mùa bão từ bắc vào nam. Lời giải chi tiết: - Hướng gió chủ yếu vào mùa đông ở miền Bắc nước ta: đông bắc - Hướng gió chủ yếu vào mùa hè nước ta: tây nam. - Sự thay đổi thời gian mùa bão từ bắc vào nam: lùi dần về cuối năm Câu 4 Trả lời Câu 4 trang 17 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Dựa vào hình 4.1 trang 115 SGK, hãy cho biết hướng gió trong mùa hạ và mùa đông ở địa phương em. Lời giải chi tiết: (*) Tham khảo: - Địa phương em (Hà Nội) thuộc miền khí hậu phía Bắc. - Hướng gió mùa hạ ở địa phương em là: Tây Nam - Hướng gió mùa đông ở địa phương em là: Đông Bắc Câu 5 Trả lời Câu 5 trang 17 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Hoàn thành bảng theo mẫu sau về đặc điểm của các mùa gió ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Câu 6 Trả lời Câu 6 trang 17 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc - nam ở nước ta. Lời giải chi tiết: Ghép các thông tin theo thứ tự sau: 1 – a), c), e). 2 – b), d), g), h) Câu 7 Trả lời Câu 7 trang 18 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Trong các câu sau, câu nào đúng về sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc - nam ở nước ta? a) Sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc - nam tuân theo quy luật địa đới. b) Sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc - nam tuân theo quy luật phi địa đới. c) Sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc - nam tuân theo tính nhịp điệu. d) Sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc - nam tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ cảnh quan Lời giải chi tiết: - Câu đúng là a) Sự phân hoá khí hậu theo chiều bắc - nam tuân theo quy luật địa đới. Câu 8 Trả lời Câu 8 trang 18 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Hoàn thành bảng so sánh đặc điểm miền khí hậu phía Bắc và phía Nam theo mẫu sau:
Lời giải chi tiết:
Câu 9 Trả lời Câu 9 trang 18 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Dựa vào hình sau, hãy so sánh sự khác biệt về lượng mưa, mùa mưa tại 2 trạm khí tượng Quy Nhơn (Bình Định) và Pleiku (Gia Lai).
Lời giải chi tiết: - Về lượng mưa: tổng lượng mưa cả năm của Quy Nhơn thấp hơn so với Pleiku. Cụ thể: + Tại Quy Nhơn: tổng lượng mưa cả năm là 1851,9 mm + Tại Pleiku: tổng lượng mưa cả năm là 2179,9 mm - Về mùa mưa: + Tại Quy Nhơn: mưa nhiều vào các tháng 8, 9, 10, 11, 12 + Tại Pleiku: mưa nhiều vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 Câu 10 Trả lời Câu 10 trang 19 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Phân tích đặc điểm khí hậu tại trạm khí tượng Huế (Thừa Thiên Huế). BẢNG NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG HUẾ
Gợi ý: - Nhiệt độ trung bình năm - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất - Tổng lượng mưa trung bình năm - Các tháng mùa mưa - Các tháng mùa khô Lời giải chi tiết: - Nhiệt độ trung bình năm: 25,1°C. - Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29,3°C (tháng 6). - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 19,9°C (tháng 1). - Tổng lượng mưa trung bình năm: 2 925,9 mm. - Các tháng mùa mưa: tháng 8 đến tháng 1 năm sau. - Các tháng mùa khô: tháng 2 đến tháng 7. Câu 11 Trả lời Câu 11 trang 19 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức ựa vào bảng 4.1 trang 113 SGK, hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt (nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, lạnh nhất; biên độ nhiệt độ năm) giữa Lạng Sơn và Cà Mau. Lời giải chi tiết: - Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giữa Lạng Sơn và Cà Mau có sự khác biệt lớn về nhiệt độ:
- Giải thích: + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều. + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc - Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam nóng quanh năm. Câu 12 Trả lời Câu 12 trang 19 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Hoàn thành bảng theo mẫu sau về đặc điểm của các đại cao ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Câu 13 Trả lời Câu 13 trang 20 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Cho hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa:
Hoàn thành bảng theo mẫu sau để so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm. Nhận xét về sự phân hoá khí hậu theo đại cao ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Câu 14 Trả lời Câu 14 trang 20 Bài 4 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức Trong bài thơ Gửi em của nhà thơ Thuý Bắc có đoạn: “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa quây” Các câu thơ trên nói về sự phân hoá nào của khí hậu nước ta? Giải thích tại sao có sự phân hoá đó. Lời giải chi tiết: - Các câu thơ trên nói về sự phân hoá theo mùa của khí hậu nước ta - Dựa vào câu thơ đã cho, có thể xác định được thời kì được nhắc đến là mùa hạ khi Tây Trường Sơn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ có hướng Tây Nam gây mưa lớn (mưa quây); Đông Trường Sơn hay duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của hiện tượng phơn khô nóng (nắng đốt) => các loại gió ảnh hưởng tới thời tiết sườn Đông và sườn Tây dãy Trường Sơn trong câu thơ trên lần lượt là Gió phơn Tây Nam và gió mùa Tây Nam.
|