Bài 10. Sin h vật Việt Nam

Lựa chọn đáp án đúng.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 a

Trả lời Câu 1 trang 36 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Lựa chọn đáp án đúng.

a. Hệ sinh thái tự nhiên không bao gồm

A. hệ sinh thái rừng.

B. hệ sinh thái nước mặn.

C. hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản.

D. hệ sinh thái nước ngọt.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

b

b. Hệ sinh thái nhân tạo không bao gồm

A. hệ sinh thái đồng ruộng.

B. đầm phá ven biển.

C. vùng chuyên canh.

D. rừng trồng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

c

c. Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn không bao gồm

A. rừng mưa nhiệt đới.

B. rừng cận nhiệt.

C. rừng ngập mặn.

D. trảng cỏ cây bụi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

d

d. Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước không bao gồm

A. hệ sinh thái vườn làng.

B. rừng ngập mặn.

C. đầm phá ven biển.

D. sông, hồ, ao, đầm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

e

e. Số loài sinh vật đã được xác định ở Việt Nam là hơn

A. 35 000 loài.

B. 40 000 loài.

C. 45 000 loài.

D. 50 000 loài.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

g

g. Các hệ sinh thái nhân tạo nước ta chiếm khoảng

A. 1/2 diện tích lãnh thổ.

B. 1/3 diện tích lãnh thổ.

C. 1/4 diện tích lãnh thổ.

D. 1/5 diện tích lãnh thổ.


Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 36 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Trong các câu sau, câu nào đúng về đặc điểm sinh vật Việt Nam?

a) Do sự xâm nhập của các luồng sinh vật di cư từ nơi khác đến nên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng.

b) Ở nước ta, các kiểu rừng cận nhiệt là phổ biến nhất, chiếm diện tích lớn nhất và được phân bố rộng khắp từ bắc xuống nam.

c) Phần lớn các loài thực vật và động vật ở nước ta có nguồn gốc nhiệt đới.

d) Các hệ sinh thái nhân tạo là do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác cho đời sống của mình.

e) Một số loài thực vật nhiệt đới ở nước ta là các loài cây thuộc họ Dầu, họ Dâu tằm, họ Dẻ, họ Thông,...

g) Sếu đầu đỏ hiện đang được bảo tồn ở Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén và Vườn quốc gia Tràm Chim.

Lời giải chi tiết:

- Câu đúng: a), c), d), g)

- Câu sai: b), e)

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 37 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Chứng minh tính đa dạng sinh học của Việt Nam bằng cách hoàn thiện sơ đồ theo mẫu sau:

Chứng minh tính đa dạng sinh học của Việt Nam bằng cách

Lời giải chi tiết:

Chứng minh tính đa dạng sinh học của Việt Nam bằng cách

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 37 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Dựa vào hình 10.3 trang 142 SGK, hãy:

a) Kể tên các vườn quốc gia theo chiều từ bắc vào nam.

b) Cho biết sự phân bố của các loài: khỉ, voi, hổ, sao la, bò biển.

Lời giải chi tiết:

♦ Yêu cầu a) Một số vườn quốc gia ở Việt Nam:

- Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh)

- Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kan)

- Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

- Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng).

- Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình)

- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).

- Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)

- Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận)

- Vườn quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông)

- Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp)

♦ Yêu cầu b)

- Khỉ phân bố chủ yếu ở: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai,…

- Voi phân bố chủ yếu ở: Tây Nguyên, Nghệ An,…

- Hổ phân bố chủ yếu ở:  Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng Nam , Kon Tum, Đắk Lắk

- Sao la phân bố chủ yếu ở: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị,…

- Bò biển phân bố chủ yếu ở: vùng biển Kiên Giang (phía Nam) và Quảng Ninh (phía Bắc),…

Câu 5

Trả lời Câu 5 trang 37 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về hiện trạng chấn thành toàn thân tin về hiệ suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.

ngập mặn       tuyệt chủng               cá thể             thứ sinh

số lượng         biển                suy giảm                     nguyên sinh

Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.

Biểu hiện:

- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã (1)………. nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ (2).. …… như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu, trắc, gụ,….); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác một sừng, sao la,...).

- Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng (3)........................ bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng (4)…………. ; các hệ sinh thái rừng (5).................... , các hệ sinh thái (6)…………… cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.

- Suy giảm nguồn gen: Việc suy giảm số lượng (7)....................... cộng với suy giảm (8).................. loài đã làm suy giảm nguồn gen.

Lời giải chi tiết:

Tính đa dạng sinh học ở nước ta đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.

Biểu hiện:

- Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã (1) suy giảm   nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ (2) tuyệt chủng như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu, trắc, gụ,….); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác một sừng, sao la,...).

- Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng (3) nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng (4) thứ sinh; các hệ sinh thái rừng (5) ngập mặn, các hệ sinh thái (6) biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.

- Suy giảm nguồn gen: Việc suy giảm số lượng (7) cá thể cộng với suy giảm (8) số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen.

Câu 6

Trả lời Câu 6 trang 38 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta?

Lời giải chi tiết:

- Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta:

+ Do tự nhiên: Biến đổi khí hậu với những hệ quả như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,... làm suy giảm đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái ven biển.

+ Do hoạt động của con người như: khai thác lâm sản, đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, sử dụng động - thực vật hoang dã cho nhu cầu đời sống, đánh bắt thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất, sự xâm nhập của các loài ngoại lai,...

Câu 7

Trả lời Câu 7 trang 38 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Chỉ ra các biện pháp giúp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam trong các ý dưới đây.

a) Xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

b) Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.

c) Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học.

d) Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.

e) Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

g) Rèn luyện các kĩ năng ứng phó với thiên tai.

h) Ngăn chặn nạn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, khai thác và đánh bắt thuỷ sản quá mức.

g) Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thuỷ lợi để duy trì nước ngọt thường xuyên.

Lời giải chi tiết:

- Các ý thể hiện biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam: a), c), d), e), h)

Câu 8

Trả lời Câu 8 trang 38 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Cho bảng số liệu sau:

Năm

1943

1983

2020

Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)

14,3

6,8

10,3

Hãy

- Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 - 2020.

- Nhận xét sự biến động diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 1943 - 2020.


Lời giải chi tiết:

- Vẽ biểu đồ:

Cho bảng số liệu sau trang 38 SBT Địa Lí 8

- Nhận xét: Nhìn chung, diện tích rừng tự nhiên nước ta giai đoạn 1943 - 2020 có xu hướng giảm (giảm 4 triệu ha). Cụ thể:

+ Giai đoạn 1943 - 1983: diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm 7,5 triệu ha (hơn 50%). Từ 14,3 triệu ha (năm 1943) giảm xuống còn 6,8 triệu ha (năm 1983).

+ Giai đoạn 1983 - 2020: diện tích rừng tự nhiên nước ta có xu hướng tăng nhưng chậm (tăng 3,5 triệu ha). Từ 6,8 triệu ha (năm 1983) tăng lên 10,3 triệu ha (năm 2020).


Câu 9

Trả lời Câu 9 trang 38 Bài 10 SBT Địa lí 8 Kết nối tri thức

Tìm hiểu và viết báo cáo ngắn (15 - 20 dòng) về một vườn quốc gia ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

(*) Lựa chọn: Giới thiệu về Vườn quốc gia Ba Vì

(*) Trình bày:

- Vườn quốc gia Ba Vì được thành lập vào tháng 1/1991, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km về phía tây.

- Tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng quy hoạch sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, vườn có tổng diện tích là 9702,41 héc-ta.

Toạ độ địa lý của vườn quốc gia Ba Vì: từ 20o 55′ đến 21o 07′ vĩ độ bắc Từ 105o18′ đến 105o30′ kinh độ đông. Bao gồm 3 phân khu:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400.

+ Phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400,.

+ Phân khu dịch vụ hành chính.

- Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích trên 35.000 ha thuộc địa phận huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai của Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Thành phố Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình.

Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục và nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Chính vì vậy, Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.

Vườn quốc gia Ba Vì có giá trị cao về đa dạng sinh học:

+  Vườn quốc gia Ba Vì cới 3 kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.

+ Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, giổi lá bạc, quyết thân gỗ, bát giác liên,…. Ở Vườn quốc gia cũng đã thống kê được 503 loài cây thuốc.

+ Hệ động vật ở vườn quốc gia Ba Vì cũng rất đa dạng, với: 342 loài, trong đó có 3 loài đặc hữu và 66 loài quý hiếm.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close