Bài 4. Cơ chế thị trường - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thứcKhoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 a Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn a) Cơ chế thị trường là gì? A. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế. B. Cơ chế hoạt động tự do không cần theo quy luật. C. Cơ chế hoạt động theo ý chí của Nhà nước. D. Cơ chế phục vụ cho lợi ích tối cao của người tiêu dùng. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 1 b b) Giá cả thị trường là gì? A. Giá mà người mua muốn trả cho người bán. B. Giá mà người bán áp đặt cho người mua. C. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường. D. Giá do Nhà nước quy định. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 1 c c) Phương án nào không đúng về chức năng của giá cả thị trường? A. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hoá. B. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tăng hay giảm nhu cầu tiêu dùng. D. Là công cụ quan trọng đế Nhà nước thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 2 Ý kiến nào dưới đây đúng hặc không đúng? Giải thích vì sao. (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Lời giải chi tiết:
Câu 3 Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a. Trong cơ chế thị trường, người sản xuất hoàn toàn tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh không cần quan tâm đến các yếu tố khác. b. Tham gia thị trường thì phải chấp nhận nguy cơ rủi ro. c. Trong cơ chế thị trường, nếu không thích thì không cần cạnh tranh với ai. d. Giá cả thị trường là yếu tố dẫn dắt hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Lời giải chi tiết: - Ý kiến a. Không đồng ý. Trong cơ chế thị trường, để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố như nhu cầu người tiêu dùng, các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, giá cả, lợi nhuận ,….. - Ý kiến b. Đồng ý. Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải chấp nhận những rủi ro, những điều tiết của cơ chế thị trường. Để tránh được các rủi ro, doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ ràng đầy đủ về các quy luật trong nền kinh tế. - Ý kiến c. Không đồng ý. Trong nền kinh tế có cơ chế thị trường tác động, quy luật cạnh ttanh là điều bắt buộc phải diễn ra để nền kinh tế phát triển đi lên. - Ý kiến d. Đồng ý. Giá cả thị trường cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng. Câu 4 Em có nhận xét gì về hành vi của các chủ thể kinh tế dưới đây? a. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ hải sản ở Hà Nội, ông Y đã mở cửa hàng thu mua hải sản, mang về bán ở các chợ đầu mối. b. Để thu được nhiều lợi nhuận, siêu thị X đã nhập một số hàng hoá không rõ nguồn gốc rồi dán nhãn mác giả vào. c. Khi giá thịt gia cầm tăng quá cao, người tiêu dùng đã giảm nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm, lựa chọn các loại thực phẩm khác có giá rẻ hơn. Lời giải chi tiết: - Trường hợp a. Nhận xét: Ông Y đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường và hành động theo sự chi phối của quy luật cung - cầu trên thị trường. - Trường hợp b. Nhận xét: Hành vi của siêu thị X vi phạm pháp luật, cần có hình phạt thích đáng. - Trường hợp c. Nhận xét: Hành vi của người tiêu dùng hợp lí, dưới sự tác động của giá cả thị trường. Câu 5 Em hãy xử lý các tình huống dưới đây: - Tình huống a. Thấy K đeo ba lô to và nặng tới lớp, các bạn xúm vào hỏi: “Có gì trong ba lô mà nặng thế hả K?". K kéo khoá, bỏ từng món đồ ra khoe: “Các cậu thấy đẹp không? Tớ phát hiện ra rất nhiều bạn trong trường có nhu cầu mua đồ dùng học tập. Vì vậy, tớ sẽ kinh doanh mặt hàng này. Một bạn thắc mắc: “Học sinh sao lại kinh doanh?". Sau khi hỏi K giá các loại đồ dùng học tập, các bạn đều nhận thấy K luôn bán với giá cao hơn so với giá ở các cửa hàng bán đồ dùng học tập. 1/ Theo em, K có nên kinh doanh khi còn đang đi học? 2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ nói gì với K về việc làm của bạn? - Tình huống b. Em đặt mua hàng qua mạng. Khi nhận hàng, em thấy chất lượng và mẫu mã của hàng thực tế không đúng như quảng cáo. Em sẽ làm gì trong trường hợp đó? Lời giải chi tiết: - Tình huống a. + Bạn K có thể tham gia hoạt động kinh doanh từ khi còn đang đi học. Việc này vừa giúp K có thêm nguồn thu nhập, vừa giúp K tích lũy thêm kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh sau này + Nếu là bạn cùng lớp với K, em sẽ nói với bạn rằng: K nên cân đối lại giá cá để đảm bảo tính cạnh tranh so với các cửa hàng văn phòng phẩm. Cùng một mặt hàng, nhưng K bán giá cao hơn so với các cửa hàng khác, thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng không mua hàng của K. - Tình huống b. Trong trường hợp này, em sẽ: + Phản hồi về mẫu mã và chất lượng sản phẩm tới người bán, yêu cầu họ đổi lại cho mình sản phẩm đúng. + Nếu người bán hàng tỏ thái độ gian dối, không đổi lại sản phẩm, em sẽ cảnh báo những người tiêu dùng khác nên cân nhắc trước khi mua hàng (thông qua hành động: bình luận đánh giá/ chấm điểm cho shop; cảnh báo tới người thân, bạn bè…) + Trong những lần mua hàng tiếp theo, em sẽ cân nhắc kĩ lưỡng hơn để lựa chọn những cửa hàng uy tín.
|