Bài 37 trang 79 SGK Toán 8 tập 2Hình 44 cho biết Video hướng dẫn giải Hình 44 cho biết ^EBA=^BDC. LG a. Trong hình vẽ, có bao nhiêu tam giác vuông? Hãy kể tên các tam giác đó. Phương pháp giải: Áp dụng: Tam giác có 1 góc vuông là tam giác vuông. Lời giải chi tiết: Ta có: ^EBA=^BDC (giả thiết) mà ^BDC+^CBD=900 (do tam giác BCD vuông tại C) ⇒^EBA+^CBD=900 Vậy ^EBD=1800−(^EBA+^CBD)=180o−90o=90o Vậy trong hình vẽ có ba tam giác vuông đó là: ∆ABE,∆CBD,∆EBD. LG b. Cho biết AE=10cm,AB=15cm,BC=12cm. Hãy tính độ dài các đoạn thẳng CD,BE,BD và ED (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). Phương pháp giải: Áp dụng: - Định lí: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng. - Tính chất hai tam giác đồng dạng. - Định lí Pitago. Lời giải chi tiết: ∆ABE và ∆CDB có: ˆA=ˆC=90o ^ABE=^CDB (giả thiết) ⇒∆ABE∽∆CDB (g-g) ⇒ABCD=AECB (tính chất hai tam giác đồng dạng) ⇒CD=AB.CBAE=18(cm) - Áp dụng định lí pitago ta có: ∆ABE vuông tại A ⇒BE=√AE2+AB2 =√102+152 ≈18(cm). ∆BCD vuông tại C ⇒BD=√BC2+DC2 =√122+182≈21,6cm ∆EBD vuông tại B ⇒ED=√EB2+BD2 =√325+468≈28,2(cm) LG c. So sánh diện tích tam giác BDE với tổng diện tích hai tam giác AEB và BCD. Phương pháp giải: Sử dụng: Công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình thang. Lời giải chi tiết: Ta có: SABE+SDBC =12AE.AB+12BC.CD =12.10.15+12.12.18 =75+108=183cm2. Ta có: AE//DC( cùng ⊥AC)⇒ ACDE là hình thang. SACDE=12.(AE+CD).AC =12.(10+18).27=378cm2 ⇒SEBD=SACDE−(SABE+SDBC)=378−183=195cm2 SEBD>SABE+SDBC (195>183). Cách khác: Các em có thể thay độ dài BE, BD tính được ở câu b để tính diện tích tam giác EBD. HocTot.Nam.Name.Vn
|