Bài 30 trang 126 SGK Toán 8 tập 1

Trên hình 143 ta có hình thang ABCD với đường trung bình EF và hình chữ nhật GHIK

Đề bài

Trên hình 143 ta có hình thang ABCD với đường trung bình EF và hình chữ nhật GHIK. Hãy so sánh diện tích hai hình này, từ đó suy ra một cách chứng minh khác về công thức diện tích hình thang. 

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Diện tích hình chữ nhật có hai kích thước a,bS=ab

- Diện tích hình thang bằng một nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao.

S=12(a+b).h

Lời giải chi tiết

Ta có hình thang ABCD (AB//CD), với đường trung bình EF và hình chữ nhật GHIK như hình vẽ .

Xét hai tam giác vuông: ΔAEGΔDEK có: 

+) AE=ED (do E là trung điểm của AD)

+) ˆAEG=ˆDEK (đối đỉnh)

ΔAEG=ΔDEK (cạnh huyền-góc nhọn)

Suy ra SAEG=SDEK

Xét hai tam giác vuông: ΔBFHΔCFI có:

+) BF=FC (do F là trung điểm của BC)

+) ˆBFH=ˆCFI (đối đỉnh)

ΔBFH=ΔCFI (cạnh huyền-góc nhọn) 

SBFH=SCFI

Do đó SABCD=SAEKIFB+SDEK+SCFI=SAEKIFB+SAEG+SBFH=SGHIK

Nên:

SABCD=SGHIK=GH.HI=EF.HI (do GH=EF) mà EF=AB+CD2 (tính chất đường trung bình hình thang ABCD)

Do đó SABCD=AB+CD2.HI

Gọi AJ là chiều cao của hình thang ABCD thì AJ=HI, từ đó suy ra:

SABCD=AB+CD2.AJ

Vậy ta gặp lại công thức tính diện tích hình thang đã được học nhưng bằng một phương pháp chứng minh khác. Mặt khác, ta phát hiện công thức mới : Diện tích hình thang bằng tích của đường trung bình hình thang với chiều cao.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close