Bài 23 trang 36 SGK Toán 7 tập 2Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống: Video hướng dẫn giải Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống: LG a 3x2y + ◻ =5x2y Phương pháp giải: Xác định vai trò của ô trống rồi áp dụng quy tắc: - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Giải chi tiết: 3x2y + ◻ =5x2y ◻ có vai trò là số hạng chưa biết ⇒ ◻ là 5x2y−3x2y=(5−3)x2y=2x2y LG b ◻ −2x2 =−7x2 Phương pháp giải: Xác định vai trò của ô trống rồi áp dụng quy tắc: - Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. Giải chi tiết: ◻ −2x2 =−7x2 ◻ có vai trò là số bị trừ ⇒ ◻ là −7x2+2x2=(−7+2)x2=−5x2 LG c ◻ + ◻ + ◻ =x5 Phương pháp giải: Xác định tính chất chung của mỗi ô trống để điền. Giải chi tiết: ◻ + ◻ + ◻ =x5 có nhiều cách điền khác nhau. Ví dụ 1: Ba ô trống là ba đơn thức đồng dạng với x5 và tổng 3 hệ số bằng 1 chẳng hạn 15x5;−12x5;−2x5. Thử lại: 15x5+(−12x5)+(−2x5)=(15−12−2)x5=x5 Như vậy ta có thể điền vào ba ô trống các đơn thức: 15x5;−12x5;−2x5 Ví dụ 2: Một ô là x5, thì ô còn lại là 2 đơn thức đồng dạng có hệ đối nhau chẳng hạn: x5;2x2;−2x2 Thử lại: x5+2x2+(−2x2)=x5+(2−2)x2=x5 Như vậy ta có thể điền vào ba ô trống các đơn thức: x5;2x2;−2x2 HocTot.Nam.Name.Vn
|