Bài 23. Nguồn lực phát triển kinh tế SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

1. Trình bày khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế. Nêu ví dụ. 2. Trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ. Phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế. 3. Ví dụ về một nguồn lực và phân tích vai trò của nguồn lực đó đối với sự phát triển kinh tế ở một quốc gia trên thế giới. 4. Sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 89 SGK Địa lí 10

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế. Nêu ví dụ.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 1 (Khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế).

Lời giải chi tiết:

- Khái niệm: Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường,… ở cả trong và ngoài nước có thể khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

- Ví dụ: Nguồn lực phát triển kinh tế của Việt Nam là tổng thể vị trí địa lí (giáp biển, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á), các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,…), hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực (có 56,2% lao động từ 15 tuổi trở lên trong tổng dân số - 2020), đường lối, chính sách, vốn, thị trường,… ở cả trong và ngoài nước.

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 90 SGK Địa lí 10

Dựa vào hình 23.1, hình 23.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

- Phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 23.1, hình 23.2 để trình bày cách phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

- Đọc thông tin mục 1b và 2b (Vai trò) để phân tích vai trò của các loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

+ Vị trí địa lí;

+ Nguồn lực tự nhiên;

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội.

+ Nguồn lực trong nước;

+ Nguồn lực ngoài nước.

=> Nên lấy ví dụ.

Lời giải chi tiết:

- Cách phân loại nguồn lực:

Dựa vào nguồn gốc

+ Vị trí địa lí (Tự nhiên; kinh tế, chính trị, giao thông);

+ Tự nhiên (Địa hình, khí hậu, nước, biển, sinh vật và khoáng sản);

+ Kinh tế - xã hội (Dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, giá trị lịch sử - văn hóa, chính sách và xu thế phát triển).

Dựa vào phạm vi lãnh thổ

+ Nguồn lực trong nước: gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hóa, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,…

+ Nguồn lực ngoài nước: gồm thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế, thị trường,… từ bên ngoài.

- Vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

+ Vị trí địa lí: tạo thuận lợi/gây khó khăn trong giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Nguồn lực tự nhiên: cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất, sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, là cơ sở lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

+ Nguồn lực trong nước: vai trò quan trọng, tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế mỗi quốc gia.

+ Nguồn lực ngoài nước: vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, Nhật Bản đã tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 91 SGK Địa lí 10

Em hãy lấy ví dụ về một nguồn lực và phân tích vai trò của nguồn lực đó đối với sự phát triển kinh tế ở một quốc gia trên thế giới.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp khai thác thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Vai trò của nguồn lực kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế của Liên bang Nga.

- Dân cư và lao động:

+ Nga là nước đông dân, đứng thứ 9 thế giới (2020) => Nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người dân có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ 99% => Yếu tố thuận lợi giúp Nha tiếp thu thành tựu khoa học, kĩ thuật của thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Khoa học – kĩ thuật và công nghệ:

+ Là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ;

+ Quốc gia hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản.

- Lịch sử, văn hóa: nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật, nhiều công trình khoa học có giá trị cao,…

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 91 SGK Địa lí 10

Em hãy sưu tầm thông tin về một nguồn lực phát triển kinh tế ở tỉnh hoặc thành phố nơi em sinh sống.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.

- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close