Bài 11. Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo1. Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất và phạm vi của các đới khí hậu này. Trong các đới khí hậu có những kiểu khí hậu nào? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Thuộc kiểu khí hậu nào? 2. Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ. Điền các thông tin phân tích nhiệt độ và lượng mưa theo các bảng. 3. Thu thập thông tin về một số hiện tượng thời tiết trong thực tế như: sương, mưa đá,… Viết 1 báo cáo ngắn giải thích nguyên nhân gây ra các hiện thược trên.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I Trả lời câu hỏi mục I trang 49 SGK Địa lí 10 Dựa vào hình 11.1, em hãy cho biết: - Có bao nhiêu đới khí hậu trên Trái Đất và phạm vi của các đới khí hậu này. - Trong các đới khí hậu có những kiểu khí hậu nào? - Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Thuộc kiểu khí hậu nào?
Hình 11.1. Các đới khí hậu trên Trái Đất Phương pháp giải: Quan sát hình 1.1. Lời giải chi tiết: - Có 7 đới khí hậu trên Trái Đất:
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. ? mục II Trả lời câu hỏi mục II trang 50 SGK Địa lí 10
Hình 11.1. Các đới khí hậu trên Trái Đất
Quan sát hình 11.1 và hình 11.2, em hãy: - Xác định các địa điểm trên thuộc đới khí hậu nào trên bản đồ. - Điền các thông tin phân tích nhiệt độ và lượng mưa theo các bảng sau:
Phương pháp giải: Quan sát hình 11.1, 11.2 (chú ý nhiệt độ và lượng mưa được thể hiện trên biểu đồ để phân tích). Lời giải chi tiết: - Các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa: + Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội, Việt Nam): đới khí hậu nhiệt đới. + Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (U-lan Ba-to, Mông Cổ): đới khí hậu ôn đới. + Kiểu khí hậu ôn đới hải dương (Luân Đôn, Anh): đới khí hậu ôn đới. + Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (Lix-bon, Bồ Đào Nha): đới khí hậu cận nhiệt. - Phân tích nhiệt độ, lượng mưa ở các biểu đồ:
? mục III Trả lời câu hỏi mục III trang 51 SGK Địa lí 10 Dựa vào kiến thức đã học về hiểu biết của bản thân, em hãy: - Thu thập thông tin về một số hiện tượng thời tiết trong thực tế như: sương, mưa đá,… - Viết 1 báo cáo ngắn giải thích nguyên nhân gây ra các hiện thược trên. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học về hiểu biết của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,… Lời giải chi tiết: 1. Sương - Sương móc: + Hơi nước đọng trên các lá cây, ngọn cỏ vào sáng sớm. + Nguyên nhân: hình thành do sự ngưng tụ hơi nước trên các vật thể gần sát mặt đất, khi nhiệt độ các vật này giảm xuống dưới điểm sương của không khí trong điều kiện trời quang, gió lặng. - Sương mù: + Hơi nước lơ lửng trong không khí dày đặc, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. + Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia thành 3 loại chính: Sương mù bức xạ: hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lạnh gió. Sương mù bình lưu: do không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh. Sương mù bốc hơi: do khi không khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều thì hơi nước bốc lên gặp lạnh và nhanh chóng ngưng tụ. - Sương khói: + Hơi nước mong manh, nhìn giống như những làn khói vắt ngang ngọn cây hay trải trên các mặt sông, mặt hồ. + 2 loại: Sương muối: hình thành lúc gần sáng, thường vào mùa đông trong điều kiện nhiệt độ xuống rất thấp, các hạt nước sẽ trở thành những hạt băng nhỏ, trắng, gần giống hạt muối. Sương giá: hình thành chủ yếu ở các vùng đồng bằng. 2. Mưa đá - Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây gây ra. - Nguyên nhân: + Khi các dòng không khí đối lưu thì sẽ hình thành mưa đá. Điển hình như các tháng thay đổi giữa mùa lạnh sang mùa nóng hoặc ngược lại. + Nếu nhiệt độ trong những đám mây lạnh hơn - 20 độ C, hơi nước trong mây sẽ tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Hạt băng nhỏ rơi xuống gặp tầng mây thấp hơn biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. + Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao, đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh lên tầng trên của đám mây. Chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống thấp. + Khi mưa đá rơi xuống tầng mây thấp sẽ được bao bọc thêm một lớp màng nước và chịu sự tác động của không khí bốc lên cao. Đến một lúc nào đó, các luồng khí không giữ được mưa đá nữa thì sẽ rơi xuống mặt đất và hình thành các cơn mưa đá.
|