Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạoNối thời gian cột A cho phù hợp với diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam ở cột B.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
1 Nối thời gian cột A cho phù hợp với diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam ở cột B.
Lời giải chi tiết: A-3 B-5 C-4 D-2 E-1 2 Dựa vào đoạn kí sự được trích trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký mô tả vùng đất Nam Bộ vào thế kỉ XIII: “Sông này có hàng chục ngả, nhưng ta chỉ có thể vào được cửa thứ tư, các ngả khác có nhiều bãi cát thuyền lớn không đi được. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào, thế nên các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông. ...Vào nửa đường trong cửa sông, người ta mới thấy lần đầu cảnh đồng ruộng bỏ hoang, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kế rờn rờn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng tựu họp từng bày trong vùng này". (Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, bản dịch Lê Hương, NXB Ki nguyên mới, Sài Gòn, 1973, trang 80) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng. 1. Chu Đạt Quan mô tả về A. lũ lụt ở một vùng đất. B. cuộc sống ở một vùng đất. C. cảnh hoang vu không có sự hiện diện của con người. D. cách đi vào bằng đường sông. Trả lời: Chọn C 2. Câu nào thể hiện rõ nhất ý tưởng chính của đoạn kí sự? A. Sông này có hàng chục ngả nhưng người ta chỉ có thể vào được ngả thứ tư. B. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê rờn rờn. Hàng trăm hàng ngàn trâu rừng họp từng bầy. C. Các thuỷ thủ cho rằng rất khó mà tìm đúng cửa sông. D. Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút. Trả lời: B 3 Hoàn thành bảng tóm tắt về những nét đặc trưng của kinh tế Chăm-pa từ thế kỉ X - XVI. Lời giải chi tiết: Kinh tế - Nông nghiệp: việc trồng lúa giữa vai trò nuôi sống dân Chăm-pa và những lớp dân di cư từ Đại Việt vào phía na, sau thế kỉ X. - Thủ công nghiệp: làm đồ gốm và dệt vải, đóng thuyền - Thương mại biển: buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài. 4 Giải mã ô chữ hàng dọc (9 chữ cái). 1. Hàng ngang thứ nhất (5 chữ cái): Tên một trong ba châu của Chăm-pa sáp nhập và Đại Việt năm 1069. 2. Hàng ngang thứ hai (4 chữ cái): Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Chăm-pa và Phù Nam. 3. Hàng ngang thứ ba (6 chữ cái): Tên vương quốc cổ ở địa bàn vùng đất Nam Bộ (thế kỉ I – VII). 4. Hàng ngang thứ tư (6 chữ cái): Dòng sông ở phía nam Hải Vân (Quảng Nam), nối liền hai di sản văn hoá của thế giới. 5. Hàng ngang thứ năm (13 chữ cái): Di sản văn hoá thế giới, khu đền tháp của Chăm-pa. 6. Hàng ngang thứ sáu (7 chữ cái): Tên vùng đất trước đây là “Kinh thành Sư Tử” của Vương quốc Chăm-pa. 7. Hàng ngang thứ bảy (7 chữ cái): Tên vương quốc đã xâm chiếm Phù Nam vào thế kỉ VII. 8. Hàng ngang thứ tám (6 chữ cái): Tên thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Chăm-pa (thuộc Bình Định ngày nay). 9. Hàng ngang thứ chín (9 chữ cái): Tên vị công chúa đã đem về cho đất nước hai châu Ô, Ri qua cuộc hôn nhân với vua Chế Mân. Ô chữ hàng dọc (9 chữ cái): Lễ hội truyền thống của Chăm-pa, giống như tết Nguyên đán của Việt Nam. Lời giải chi tiết: 1. Địa lý 2. Biển 3. Phù Nam 4. Thu Bồn 5. Thánh Địa Mỹ Sơn 6. Trà Kiệu 7. Chân Lạp 8. Thị Nại 9. Huyền Trân Ô chữ hàng dọc: Lễ hội Katê 5 Tìm hiểu thêm điệu Nam Bình của ca Huế và cho biết bài dân ca xứ Huế đề cập đến hình ảnh của người phụ nữ nào trong lịch sử dân tộc. Bà có công lao gì đối với đất nước? Lời giải chi tiết: Biết bao nhà nghiên cứu, sưu tầm, văn nghệ sỹ đã lấy sự kiện lịch sử mối tình Huyền Trân – Chế Mân làm đề tài sáng tạo của mình. Điệu Nam Bình – một bài bản ca Huế, là một bài bản “lớn” để nói về công chúa Huyền Trân là một nhân vật lịch sử. Người con gái tài sắc, đức độ, giữa tuổi đôi mươi đã gạt lệ, kết duyên cùng vua Chế Mân nước Chiêm Thành vào năm 1306 theo sự sắp đặt của vua cha Trần Nhân Tông và triều đình Đại Việt. Cuộc hôn nhân Việt – Chàm nổi tiếng này đã đưa lại đất "hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm" cho quốc gia Đại Việt. 6 Theo em, câu ca dao sau miêu tả thực trạng của vùng đất nào và vào thời điểm nào của lịch sử dân tộc? “Rừng thiêng, nước độc thú bầy, Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”. Lời giải chi tiết: Những câu ca dao trên là lời miêu tả vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ thời trước.
|