Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407) SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các dữ kiện cho phù hợp để phản ánh tình hình nước ta cuối thời Trần.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống trước các dữ kiện cho phù hợp để phản ánh tình hình nước ta cuối thời Trần.

Lời giải chi tiết:

Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu. -> Đ

Hồ Quý Ly đổi tên nước thành Đại Nam (nghĩa là nước Nam lớn). -> S

Nhiều cuộc khởi nghĩa của binh lính nổ ra khắp cả nước. _> S

Với mối quan hệ hôn nhân mật thiết, Hồ Quý Ly rất được vua Trần trọng dụng. -> Đ

Hồ Quý Ly lấy con gái vua Trần Minh Tông, con gái ông lấy vua Trần Nghệ Tông.  -> S

Vào đời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly giữ chức vụ Nhập nội phụ chính Thái sự binh chương quân quốc trọng sự (tương đương Tể tướng). -> Đ

Năm 1400, vua Trần tự nguyện xuống chiều nhường ngôi cho Hồ Quý Ly. Nhà Hồ thành lập.-> S


2

Hoàn thành sơ đồ kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.


Lời giải chi tiết:

Tháng 11 - 1406: lấy cớ "phù Trần, diệt Hồ", hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.

Tháng 1 - 1407: nhiều trận chiến ác liệt giữa hai bên diễn ra trước thành Đa Bang. Cuối cùng, thành Đa Bang thất thủ, Đông Đô sau đó cũng nhanh chóng bị chiếm. Quân nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.

Tháng 6 - 1407: Hồ Quý Ly và các con bị bắt, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ hoàn toàn thất bại.


3

Theo em, Hồ Quý Ly đã dựa vào đâu để có thể từng bước nắm lấy quyền lực trong triều đình? 


Lời giải chi tiết:

Trước hết do đúng lúc nhà Trần bước vào thời kì khủng hoảng và suy thoái dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp cả nước. Nhờ bước đạp đó mà Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần lên làm vua nhà lập ra nhà Hồ.

Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn lấy em gái vua Trần Nghệ Tông còn con gái ông là hoàng hậu của vua Trần Thuận Tông. Ông được hậu thuận nhờ những mối quan hệ xung quanh và được vua Trần trọng dụng. Trước khi lên làm vua ông còn giữ chức vụ cao nhất trong triều đình là Nhập nội phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự. 


4

 Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Nói về việc phát hành tiền giấy, Phan Huy Chú nhận xét: "... người có tiến giấy cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra khôn cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải vậy. Quý Ly không xét kĩ đến cái gốc lợi hại, chỉ ham chuộng hư danh sáng chế... khiến dân nghe thấy đã sợ, thêm mối xôn xao, thể có phải chế độ bình trị đâu”.

(Viện Sử học, Phan Huy Chủ, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 112)

1. Theo quan điểm của Phan Huy Chủ, ông có đánh giá cao việc Hồ Quý Ly cái cách tiền giấy không? Giải thích lí do theo quan điểm của Phan Huy Chủ.

Trả lời:

Phan Huy Chủ không đánh giá quá cao việc Hồ Quý Ly cải cách tiền giấy bời vì ông đã đưa ra những quan điểm và những mặt tiêu cực của việc sử dụng tiền giấy như cất giữ cũng dễ rách nát, mà kẻ làm giả mạo sinh ra khôn cùng, thực không phải là cách bình ổn vật giá mà lưu thông của cải vậy.

2. Những từ hoặc cụm từ nào trong đoạn tư liệu, Phan Huy Chủ trực tiếp đánh giá về tính cách của Hồ Quý Ly? Em có đồng ý với cách đánh giá đó của Phan Huy Chú không? Vì sao?

Trả lời: 

Các cụm từ miêu tả về tính cách của Hồ Quý Ly mà Phan Huy Chú trực tiếp đánh giá đó là "ham chuộng hư danh sáng chế". Em không đồng tình với nhận xét này của Phan Huy Chú vì em thấy cách nhìn của ông còn hạn hẹp, mới chỉ nhìn đến mặt tiêu cực mà chưa mở rộng và có cái nhìn tổng quan và sau đó đã đanh giá vội vã về Hồ Quý Ly.


5

Trong vai một người làm du lịch, hãy xây dựng bộ hồ sơ về thành nhà Hồ để giới thiệu cho du khách theo những gợi ý dưới đây:


Lời giải chi tiết:

Thông tin về điểm đến

- Địa điểm (Thành phố/tỉnh/quốc gia): xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá

- Thời gian xây dựng: năm 1397

- Câu chuyện lịch sử: Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu. Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới.

- Lưu ý khi tham quan: Ở Thanh Hóa, các mùa lễ hội rất nhiều nên bạn có thể chọn đúng ngày để có thể thưởng thức các lễ hội đậm màu sắc truyền thống nơi đây. Bạn nên chọn thời gian trùng với thời gian diễn ra hai lễ hội được tổ chức hàng năm là: lễ hội Đền Sòng và lễ hội Cầu Ngư.

- Lí do lựa chọn điểm đến: Thành nhà Hồ là điểm du lịch lý tưởng, nơi du khách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, vừa được tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Ghé thăm nơi này, bạn như được quay ngược thời gian, trở về thời xa xưa, được tận mắt nhìn thấy, chạm tay vào những phiến đá để cảm nhận vẻ đẹp tiềm ẩn và huyền bí của thành nhà Hồ. 

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close