Bài 20 trang 47 SGK Toán 8 tập 2Giải các bất phương trình (theo quy tắc nhân): Video hướng dẫn giải Giải các bất phương trình (theo quy tắc nhân): LG a. \(0,3x > 0,6\); Phương pháp giải: Áp dụng qui tắc nhân với một số: Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải: - Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương. - Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. Lời giải chi tiết: \(0,3x > 0,6\) \( \Leftrightarrow \dfrac{10}{3}.0,3x > 0,6.\dfrac{10}{3}\) (nhân cả 2 vế với \(\dfrac{10}{3}>0\)) \(\Leftrightarrow x > 2\) Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x> 2\). LG b. \(-4x < 12\); Phương pháp giải: Áp dụng qui tắc nhân với một số: Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải: - Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương. - Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. Lời giải chi tiết: \(-4x < 12 \) \( \Leftrightarrow \left( { - \dfrac{1}{4}} \right).( - 4x) > 12.\left( { - \dfrac{1}{4}} \right)\) (nhân cả 2 vế với \(\dfrac{-1}{4}<0\)) \(\Leftrightarrow x > -3\) Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x > -3\). LG c. \(-x > 4\); Phương pháp giải: Áp dụng qui tắc nhân với một số: Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải: - Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương. - Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. Lời giải chi tiết: \(-x > 4\) \( \Leftrightarrow \left( { - x} \right).\left( { - 1} \right) < 4.\left( { - 1} \right)\) (nhân cả 2 vế với \(-1<0\)) \( \Leftrightarrow x < -4\) Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x < -4\). LG d. \(1,5x > -9\). Phương pháp giải: Áp dụng qui tắc nhân với một số: Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải: - Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương. - Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. Lời giải chi tiết: \(1,5x > -9\) \( \Leftrightarrow \dfrac{3}{2}x > - 9\) \( \Leftrightarrow \dfrac{2}{3}.\dfrac{3}{2}x > - 9.\dfrac{2}{3}\) (nhân cả 2 vế với \(\dfrac{2}{3}>0\)) \( \Leftrightarrow x > -6\) Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x > -6\). HocTot.Nam.Name.Vn
|