Giải bài 2 trang 18 SGK Giải tích 12

Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của hàm số sau:

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

LG a

Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của hàm số sau:

\(y{\rm{ }} = {\rm{ }}{x^4} - {\rm{ }}2{x^2} + {\rm{ }}1\) ;

Phương pháp giải:

Quy tắc II tìm cực trị của hàm số.

Bước 1: Tìm tập xác định.

Bước 2: Tính \(f'\left( x \right)\). Giải phương trình \(f'\left( x \right) =0\) và kí hiệu \({x_i}\left( {i = 1,2,...,n} \right)\) là các nghiệm của nó.

Bước 3: Tính \(f''\left( x \right)\) và \(f''\left( {{x_i}} \right)\).

Bước 4: Dựa vào dấu của \(f''\left( {{x_i}} \right)\) suy ra tính chất cực trị của điểm xi.

Lời giải chi tiết:

TXĐ: \(D = \mathbb R.\)

\(y'{\rm{ }} = 4{x^3}-{\rm{ }}4x{\rm{ }} = {\rm{ }}4x({x^2} - {\rm{ }}1)\) ;

\(y' = 0\) \(⇔ 4x(x^2- 1) = 0\) \( ⇔ x = 0, x = \pm 1\).

\( y'' = 12x^2-4\).

\(y''(0) = -4 < 0\) nên hàm số đạt cực đại tại \(x = 0\),

\(y\)CĐ  = \( y(0) = 1\).

\(y''(\pm 1) = 8 > 0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại \(x = \pm1\),

\(y\)CT  =  \(y(\pm1)\) = 0.

LG b

\( y = \sin 2x – x\);

Phương pháp giải:

Quy tắc II tìm cực trị của hàm số.

Lời giải chi tiết:

TXĐ: \(D = \mathbb R.\)

\(y' = 2\cos 2x - 1\) ;
\(y'=0\Leftrightarrow \cos 2x=\dfrac{1}{2}\) \(\Leftrightarrow 2x=\pm \dfrac{\pi }{3}+k2\pi\)

\(\Leftrightarrow x=\pm \dfrac{\pi }{6}+k\pi .\)

\(y'' = -4\sin 2x\).

\(y''\left ( \dfrac{\pi }{6} +k\pi \right )=-4\sin \left ( \dfrac{\pi }{3} +k2\pi \right )\)

\(=-2\sqrt{3}<0\) nên hàm số đạt cực đại tại các điểm \(x = \dfrac{\pi }{6}+ kπ\),

\(y\)CĐ  = \( \sin (\dfrac{\pi }{3}+ k2π) - \dfrac{\pi }{6} - kπ\) = \(\dfrac{\sqrt{3}}{2}-\dfrac{\pi }{6}- kπ\) , \(k ∈\mathbb Z\).

\(y''\left ( -\dfrac{\pi }{6} +k\pi \right )=-4\sin \left (- \dfrac{\pi }{3} +k2\pi \right )\)

\(=2\sqrt{3}>0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại các điểm \(x =-\dfrac{\pi }{6}+ kπ\),

\(y\)CT = \(\sin (-\dfrac{\pi }{3}+ k2π) + \dfrac{\pi }{6} - kπ\) =\(-\dfrac{\sqrt{3}}{2}+\dfrac{\pi }{6} - kπ\) , \(k ∈\mathbb Z\).

LG c

\(y = \sin x + \cos x\);

Phương pháp giải:

Quy tắc II tìm cực trị của hàm số.

Lời giải chi tiết:

TXĐ: \(D = \mathbb R.\)

\(y = \sin x + \cos x = \sqrt{2}\sin \left (x+\dfrac{\pi }{4} \right )\);

\( y' =\sqrt{2}\cos \left (x+\dfrac{\pi }{4} \right )\) ;

 \(y'=0\Leftrightarrow \cos \left (x+\dfrac{\pi }{4} \right )=0\Leftrightarrow\)\(x+\dfrac{\pi }{4} =\dfrac{\pi }{2}+k\pi \Leftrightarrow x=\dfrac{\pi }{4}+k\pi .\)

\(y''=-\sqrt{2}\sin \left ( x+\dfrac{\pi }{4} \right ).\)

\(y''\left ( \dfrac{\pi }{4} +k\pi \right )=-\sqrt{2}\sin \left ( \dfrac{\pi }{4}+k\pi +\dfrac{\pi }{4} \right )\)

\(=-\sqrt{2}\sin \left ( \dfrac{\pi }{2} +k\pi \right )\)

\(=\left\{ \matrix{
- \sqrt 2 \text{ nếu k chẵn} \hfill \cr 
\sqrt 2 \text{ nếu k lẻ} \hfill \cr} \right.\)

Do đó hàm số đạt cực đại tại các điểm \(x=\dfrac{\pi }{4}+k2\pi\),

đạt cực tiểu tại các điểm \(x=\dfrac{\pi }{4}+(2k+1)\pi (k\in \mathbb{Z}).\)

LG d

\(y{\rm{ }} = {\rm{ }}{x^5}-{\rm{ }}{x^3}-{\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1\).

Phương pháp giải:

Quy tắc II tìm cực trị của hàm số.

Lời giải chi tiết:

TXĐ: \(D = \mathbb R.\)

\(y'{\rm{ }} = {\rm{ }}5{x^4} - {\rm{ }}3{x^2} - {\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}({x^2} - {\rm{ }}1)(5{x^2} + {\rm{ }}2)\); \(y'{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow {x^{2}} - {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow {\rm{ }}x{\rm{ }} =  \pm 1\).

\(y''{\rm{ }} = {\rm{ }}20{x^{3}} - {\rm{ }}6x\).

\(y''(1) = 14 > 0\) nên hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 1\),

\(y\)CT = \( y(1) = -1\).

\(y''(-1) = -14 < 0\) hàm số đạt cực đại tại \(x = -1\),

\(y\)CĐ = \(y(-1) = 3\).

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close