Giải bài 2 trang 18 SGK Giải tích 12Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của hàm số sau: Video hướng dẫn giải LG a Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của hàm số sau: y=x4−2x2+1 ; Phương pháp giải: Quy tắc II tìm cực trị của hàm số. Bước 1: Tìm tập xác định. Bước 2: Tính f′(x). Giải phương trình f′(x)=0 và kí hiệu xi(i=1,2,...,n) là các nghiệm của nó. Bước 3: Tính f″(x) và f″(xi). Bước 4: Dựa vào dấu của f″(xi) suy ra tính chất cực trị của điểm xi. Lời giải chi tiết: TXĐ: D=R. y′=4x3−4x=4x(x2−1) ; y′=0 ⇔4x(x2−1)=0 ⇔x=0,x=±1. y″=12x2−4. y″(0)=−4<0 nên hàm số đạt cực đại tại x=0, yCĐ = y(0)=1. y″(±1)=8>0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x=±1, yCT = y(±1) = 0. LG b y=sin2x–x; Phương pháp giải: Quy tắc II tìm cực trị của hàm số. Lời giải chi tiết: TXĐ: D=R. y′=2cos2x−1 ; ⇔x=±π6+kπ. y″=−4sin2x. y″(π6+kπ)=−4sin(π3+k2π) =−2√3<0 nên hàm số đạt cực đại tại các điểm x = \dfrac{\pi }{6}+ kπ, yCĐ = \sin (\dfrac{\pi }{3}+ k2π) - \dfrac{\pi }{6} - kπ = \dfrac{\sqrt{3}}{2}-\dfrac{\pi }{6}- kπ , k ∈\mathbb Z. y''\left ( -\dfrac{\pi }{6} +k\pi \right )=-4\sin \left (- \dfrac{\pi }{3} +k2\pi \right ) =2\sqrt{3}>0 nên hàm số đạt cực tiểu tại các điểm x =-\dfrac{\pi }{6}+ kπ, yCT = \sin (-\dfrac{\pi }{3}+ k2π) + \dfrac{\pi }{6} - kπ =-\dfrac{\sqrt{3}}{2}+\dfrac{\pi }{6} - kπ , k ∈\mathbb Z. LG c y = \sin x + \cos x; Phương pháp giải: Quy tắc II tìm cực trị của hàm số. Lời giải chi tiết: TXĐ: D = \mathbb R. y = \sin x + \cos x = \sqrt{2}\sin \left (x+\dfrac{\pi }{4} \right ); y' =\sqrt{2}\cos \left (x+\dfrac{\pi }{4} \right ) ; y'=0\Leftrightarrow \cos \left (x+\dfrac{\pi }{4} \right )=0\Leftrightarrowx+\dfrac{\pi }{4} =\dfrac{\pi }{2}+k\pi \Leftrightarrow x=\dfrac{\pi }{4}+k\pi . y''=-\sqrt{2}\sin \left ( x+\dfrac{\pi }{4} \right ). y''\left ( \dfrac{\pi }{4} +k\pi \right )=-\sqrt{2}\sin \left ( \dfrac{\pi }{4}+k\pi +\dfrac{\pi }{4} \right ) =-\sqrt{2}\sin \left ( \dfrac{\pi }{2} +k\pi \right ) =\left\{ \matrix{ - \sqrt 2 \text{ nếu k chẵn} \hfill \cr \sqrt 2 \text{ nếu k lẻ} \hfill \cr} \right. Do đó hàm số đạt cực đại tại các điểm x=\dfrac{\pi }{4}+k2\pi, đạt cực tiểu tại các điểm x=\dfrac{\pi }{4}+(2k+1)\pi (k\in \mathbb{Z}). LG d y{\rm{ }} = {\rm{ }}{x^5}-{\rm{ }}{x^3}-{\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}1. Phương pháp giải: Quy tắc II tìm cực trị của hàm số. Lời giải chi tiết: TXĐ: D = \mathbb R. y'{\rm{ }} = {\rm{ }}5{x^4} - {\rm{ }}3{x^2} - {\rm{ }}2{\rm{ }} = {\rm{ }}({x^2} - {\rm{ }}1)(5{x^2} + {\rm{ }}2); y'{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow {x^{2}} - {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0 \Leftrightarrow {\rm{ }}x{\rm{ }} = \pm 1. y''{\rm{ }} = {\rm{ }}20{x^{3}} - {\rm{ }}6x. y''(1) = 14 > 0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x = 1, yCT = y(1) = -1. y''(-1) = -14 < 0 hàm số đạt cực đại tại x = -1, yCĐ = y(-1) = 3. HocTot.Nam.Name.Vn
>> 2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+ TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM, 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, luyện thi theo 3 giai đoạn: Nền tảng lớp 12, Luyện thi chuyên sâu, Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
|