Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga - SGK Địa lí 11 Cánh diềuLiên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên giàu có. Đất nước có tiềm lực lớn về khoa học kĩ thuật, nhiều dân tộc và nền văn hóa đa dạng,… Những đặc điểm đó có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Liên bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên giàu có. Đất nước có tiềm lực lớn về khoa học kĩ thuật, nhiều dân tộc và nền văn hóa đa dạng,… Những đặc điểm đó có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga? Lời giải chi tiết: - Đặc điểm lãnh thổ và vị trí giúp Liên Bang Nga có thể giao thương thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia châu Âu, châu Á và cả Bắc Phi, Bắc Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn lãnh thổ liên bang nga nằm trong khu vực khí hậu không thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. - Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga có nhiều thuận lợi cho cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng đặt ra một số khó khăn cần giải quyết - Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Thành phần dân tộc đa dạng tạo nên bản sắc đa dạng ? mục I 1. Đọc thông tin, quan sát hình 19.1, hãy: Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Liên bang Nga.
2.
Đọc thông tin, quan sát hình 19.1, hãy: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế- xã hội Liên bang Nga. Lời giải chi tiết: 1. - Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ + Liên bang Nga có diện tích khoảng 17 triệu km2, trải theo chiều bắc - nam từ khoảng vĩ độ 41°11′B đến vĩ độ 7743’B và theo chiều đông - tây từ khoảng kinh độ 27°Đ đến kinh độ 16940’T. + Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu, toàn bộ phần Bắc Á và tỉnh Ca-li-nin-grát nằm biệt lập; kéo dài từ biển Ban-tích ở phía tây đến Thái Bình Dương ở phía đông, từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Biển Đen và biển Ca-xpi ở phía nam. + Liên bang Nga giáp nhiều quốc gia với đường biên giới xấp xỉ chiều dài xích đạo. + Có vùng biển rộng lớn thuộc Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và các biển như: Ban-tích, Biển Đen, Ca-xpi. 2.
- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội:- + Lãnh thổ rộng lớn đã làm cho Liên bang Nga có thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú. + Vị trí địa lí giáp với nhiều quốc gia, giáp biển là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội. + Tuy nhiên, lãnh thổ rộng lớn cũng đặt ra các vấn đề cần quan tâm về phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, các khu vực. ? mục II 1. Đọc thông tin và quan sát hình 19.1, hãy: Trình bày điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga.
2.
Đọc thông tin và quan sát hình 19.1, hãy: Phân tích ảnh hưởng của điều tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga. Lời giải chi tiết: 1. a) Địa hình và đất - Đặc điểm: Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: phía tây gồm các đồng bằng và dãy núi U-ran; phía đông là vùng núi và cao nguyên. + Phía Tây: ▪ Đồng bằng Đông Âu: rộng, nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, đất đai màu mỡ. ▪ Đồng bằng Tây Xi-bia có 2 phần rõ rệt: phía bắc chủ yếu là đầm lầy; phía nam cao hơn có đất đen thảo nguyên. ▪ Dãy U-ran: dãy núi già, cao trung bình 500-1200m, là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu. + Phía Đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên với địa hình hiểm trở. + Tài nguyên đất đa dạng: đất nâu, đất đen, đất xám, đất đài nguyên, đất pốt-dôn b) Khí hậu - Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới. Phía tây khí hậu ôn hoà, phía đông có khí hậu lục địa nên khắc nghiệt hơn, phía bắc có khí hậu cận cực và cực, phía tây nam gần Biển Đen có khí hậu cận nhiệt. c) Sông, hồ - Đặc điểm: + Có nhiều sông lớn, như: Von-ga, Ô-bi, Lê-na, I-ê-nít-xây… và hàng nghìn sông khác. Các sông ở vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, cửa sông thường bị đóng băng vào mùa đông. + Các hồ lớn của Liên bang Nga là Ca-xpi và Bai-can. d) Biển - Đặc điểm: + Đường bờ biển dài trên 37000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác. + Vùng biển có sinh vật phong phú, dầu mỏ, khí tự nhiên, tài nguyên du lịch. e) Sinh vật - Đặc điểm: Đứng đầu thế giới về diện tích rừng (chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới năm 2020), chủ yếu là rừng lá kim (60% diện tích cả nước). g) Khoáng sản - Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá. Khoáng sản kim loại đen phong phú. 2.
a) Địa hình và đất - Ảnh hưởng: + Ở phía Tây: ▪ Vùng Đồng bằng Đông Âu: thuận lợi hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc. ▪ Đồng bằng Tây Xi-bia: phía bắc dễ bị ngập lụt, phía nam thích hợp cho trồng trọt. ▪ Dãy U-ran có địa hình ở giữa thấp, thuận lợi cho giao thông. + Phía đông, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng. + Một số loại đất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây thực phẩm, một số loại nghèo dinh dưỡng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. b) Khí hậu - Ảnh hưởng: + Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đa dạng, tạp ra sản phẩm nông nghiệp phong phú ở nhiều vùng khác nhau. + Tuy nhiên nhiều nơi khô hạn, nhiều vùng lạnh giá gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. c) Sông, hồ - Ảnh hưởng: + Sông có giá trị về nhiều mặt như: thủy điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy sản và du lịch + Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất. d) Biển - Ảnh hưởng: + Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng,. + Tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. + Nhiều vùng biển phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác. e) Sinh vật - Ảnh hưởng: Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đồng thời là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân. g) Khoáng sản - Ảnh hưởng: + Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển công nghiệp. + Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác. ? mục III 1 1. Đọc thông tin, quan sát các hình 19.2, 19.3 và dựa vào bảng 19, hãy: Trình bày đặc điểm dân cư của Liên bang Nga.
2.
Đọc thông tin, quan sát các hình 19.2, 19.3 và dựa vào bảng 19, hãy: Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga. Lời giải chi tiết: 1. - Đặc điểm dân cư của Liên bang Nga: + Số dân đông thứ 9 thế giới (2020), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, có giá trị âm trong nhiều năm. Tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi (2020), cơ cấu dân số già. + Mật độ dân số trung bình thấp, chỉ khoảng 9 người/km2, phân bố không đều, tập trung ở vùng đồng bằng Đông Âu, các vùng phía bắc và phía đông rất thưa thớt. + Tỉ lệ dân thành thị khoảng 74,8%, các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và trung bình. + Có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc) trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9%. 2.
- Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội + Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già đã gây khó khăn về nguồn lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế. + Dân cư phân bố không đồng đều gây trở ngại cho việc sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai thác. + Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, sản xuất khác nhau, tạo ra sự đa dạng văn hóa, truyền thống dân tộc; đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. ? mục III 2 1. Đọc thông tin, hãy: Trình bày về một số đặc điểm xã hội nổi bật của Liên bang Nga. 2.
Đọc thông tin, hãy: Phân tích tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga. Lời giải chi tiết: 1. - Một số đặc điểm xã hội nổi bật của Liên bang Nga: + Nền văn hóa đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội, múa ba-lê, âm nhạc truyền thống… + Trình độ học vấn của người dân khác cao, tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 99,4%. + Đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản. + Giáo dục đào tạo được chú trọng phát triển với nhiều trường đại học danh tiếng. + HDI ở mức rất cao, năm 2020 là 0,830. 2.
- Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội + Những bản sắc dân tộc đóng góp và phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với ngành du lịch. + Giáo dục đào tạo được chú trọng đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế. Luyện tập 1 Quan sát hình 19.2, hãy nhận xét sự phân bố địa hình của Liên bang Nga. Lời giải chi tiết: - Địa hình của Liên bang Nga khá phức tạp, về cơ bản được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: + Phía tây bao gồm: đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia, dãy núi U-ran + Phía đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên, như: dãy Cô-lưu-ma, dãy Véc-khôi-an, dãy Xai-an, sơn nguyên Tru-cốt-xki, sơn nguyên Xta-nô-vôi. Luyện tập 2 Vẽ sơ đồ thể hiện những thuận lợi và khó khăn của dân cư Liên bang Nga đến phát triển kinh tế - xã hội. Lời giải chi tiết:
Vận dụng Sưu tầm và trình bày về các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa và khoa học kĩ thuật của Liên bang Nga. Lời giải chi tiết: (*) Thông tin tham khảo - Lĩnh vực giáo dục: + Nền giáo dục của Nga có truyền thống lâu đời, chất lượng khá cao và mang đậm bản sắc dân tộc Nga. + Nhà nước đảm bảo cho các công dân Liên bang Nga được hưởng một nền giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp miễn phí. + Giáo dục chuyên nghiệp có sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học. + Nga thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường học, phát triển mạnh các trường dân lập, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học. + Nga cho mở các trường đại học và các chi nhánh trường đại học của Nga ở nước ngoài, đồng thời tiếp tục thu hút học sinh nước ngoài đến học với ưu thế học phí rẻ và chi phí sinh hoạt rẻ. - Lĩnh vực văn hóa: + Văn hóa Nga có truyền thống lâu đời về nhiều mặt của nghệ thuật, đặc biệt khi nói đến văn học, múa dân gian, triết học, âm nhạc cổ điển, nhạc dân gian, múa dân gian, truyền thống, múa ba lê, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, hoạt hình và chính trị, tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới. + Ngày nay, di sản văn hóa Nga được xếp hạng thứ bảy trong Chỉ số thương hiệu quốc gia, dựa trên các cuộc phỏng vấn của khoảng 20.000 người chủ yếu đến từ các nước phương Tây và Viễn Đông. + Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng trên vùng địa lý rộng nhất của lục địa Á Âu và cũng là ngôn ngữ nói Xlavơ được dùng rộng rãi nhất. Hơn một phần tư tác phẩm văn học-khoa học trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là phương tiện mã hóa và lưu trữ thông tin toàn cầu, với khoảng 60 đến 70% thông tin toàn cầu được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc. Văn học Nga nằm trong số những nền văn học phát triển và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, với những tác phẩm văn học thuộc hàng nổi tiếng nhất. - Lĩnh vực khoa học - kĩ thuật: + Nền khoa học Nga đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu cơ bản thuộc đỉnh cao của thế giới. Mặc dù bị suy giảm nhiều trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Nga vẫn là một trong những nước có tiềm năng khoa học to lớn nhất, chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. + Chính phủ Nga đã quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu - ứng dụng khoa học và công nghệ mới, như Dự án Skolkovo ở ngoại ô Moskva (một dạng Thành phố khoa học - công nghệ hay Trung tâm - công viên khoa học công nghệ lớn), và các trung tâm nghiên cứu mới, các Tổng công ty nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao (như Tổng công ty Công nghệ nano - Rusnano) với các cơ chế hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra cầu nối giữa nghiên cứu và bên công nghiệp. + Chính phủ Nga đã ban hành Quy chế của Trung tâm Khoa học Nhà nước (SSC), mở đường cho các trung tâm nghiên cứu công nghiệp có trang thiết bị và hạ tầng riêng. Quy chế này đã cho phép tạo thêm được các quỹ ngân sách từ Chương trình phát triển SSC. Nhiều trung tâm nghiên cứu công nghiệp chiếm những vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực KH&CN ưu tiên được quan tâm đầu tư phát triển (vật lý nguyên tử, năng lượng, hóa học, vật liệu mới, chế tạo máy bay, cơ khí, y học, sinh học, công nghệ sinh học, khoa học máy tính, quang học, điện tử, robot). + Đến nay, có 21 trung tâm như trên thuộc Bộ Công nghiệp và Năng lượng, 10 trung tâm thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học, 6 thuộc Cơ quan Liên bang về Công nghệ nguyên tử, 3 thuộc Bộ Y tế và Bảo trợ xã hội.
|