Bài 18.5; 18.6; 18.7 trang 38 SBT Hóa học 12

Giải bài 18.5; 18.6; 18.7 trang 38 sách bài tập Hóa học 12 - Nung nóng 16,8 g bột sắt và 6,4 g bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 18.5.

Nung nóng 16,8 g bột sắt và 6,4 g bột lưu huỳnh (không có không khí) thu được sản phẩm X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có V lít khí thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 2,24                                  B. 4,48.

C. 6,72.                                 D. 3,36.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học, tính toán theo phương trình hóa học để xác định thành phần X

- Viết PTHH X tác dụng với HCl, tính toán theo PTHH

Lời giải chi tiết:

\(n_{Fe}=0,3 \;mol, \;n_{S}=0,2 \; mol\)

\(Fe+S\xrightarrow{t^0} FeS\)

0,3    0,2      \(\to\) 0,2

=>Fe dư 

=> \(\begin{cases} Fe\; dư\; 0,1mol \\ FeS \;0,2mol \end{cases}\)

\(Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2\)

0,1  \(\to\)                                0,1

\(FeS+2HCl\to FeCl_2 +H_2S\)

0,2 \(\to\)                                  0,2

\(n_{khí}=0,3 \;mol\)

\(V_{khí}=6,72 \;(l)\)

=> Chọn C

Câu 18.6.

Để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít H2 (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được cho tác dụng hết với dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được là

A. 4,48 lít.                            B. 1,12 lít.

C. 3,36 lít.                            D. 2,24 lít.

Phương pháp giải:

Viết phương trình hóa học, áp dụng định luật bảo toàn e

Lời giải chi tiết:

- \(Fe^{+2} +2e \xrightarrow{(1)} Fe \xrightarrow{(2)} Fe^{+2}+2e\)

- \(Zn^{+2} +2e \xrightarrow{(1)} Zn \xrightarrow{(2)} Zn^{+2}+2e\)

Vì quá trình (1) và (2) số e cho bằng e nhận => \(V_{H_2}=2,24 \;(l)\)

=> Chọn D

Câu 18.7.

Cho 6,72 lít khí H2 (đktc) đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A. Thể tích dung dịch HCl 1M đủ để tác dụng hết với A là

A. 0,2 lít.                               B. 0,1 lít.

C.0,3 lít.                                 D. 0,01 lít.

Phương pháp giải:

- Viết phương trình hóa học, tính toán theo phương trình hóa học=> \(n_{CuO \;dư}\)

- Tính \(V_{HCl} \) theo \(n_{CuO \;dư}\)

Lời giải chi tiết:

\(n_{CuO}=0,4 \;mol, \;n_{H_2}=0,3 \;mol\)

\(CuO+H_2 \xrightarrow{t^0} Cu +H_2O\)

0,4        0,3

=>\(n_{CuO}dư=0,1\; mol\)

Cu không phản ứng với dung dịch HCl

\(CuO +2HCl \to CuCl_2+H_2O\)

0,1   \(\to\) 0,2

=> \(V_{HCl}= \dfrac{{0,2}}{{1}}=0,2 \; (l)\)

=> Chọn A

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 18.8; 18.9; 18.10; 18.11; 18.12 trang 38 SBT Hóa học 12

    Giải bài 18.8; 18.9; 18.10; 18.11; 18.12 trang 38 sách bài tập Hóa học 12 - Phản ứng : Cu + 2FeCl3 -->2FeCl2 +CuCl2 chứng tỏ

  • Bài 18.13 trang 39 SBT Hóa Học 12

    Giải bài 18.13 trang 39 sách bài tập Hóa Học 12 - Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

  • Bài 18.14 trang 39 SBT Hóa Học 12

    Giải bài 18.14 trang 39 sách bài tập Hóa Học 12 - Khối lượng thanh kẽm thay đổi thế nào sau khi ngâm một thời gian trong các dung dịch

  • Bài 18.15 trang 40 SBT Hóa học 12

    Giải bài 18.15 trang 40 sách bài tập Hóa học 12 - Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g.

  • Bài 18.16 trang 40 SBT Hóa học 12

    Giải bài 18.16 trang 40 sách bài tập Hóa học 12 - Cho 1,5 g hỗn hợp bột Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close