Bài 18. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sống

Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 – 2021. Nhận xét và giải thích sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn trên.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời yêu cầu 1 trang 80 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Cho bảng số liệu sau:


- Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 – 2021.

- Nhận xét và giải thích sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn trên.

Phương pháp giải:

Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích

Lời giải chi tiết:

- Vẽ biểu đồ:

- Nhận xét: Giai đoạn 2010-2021, giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng 9981.2 nghìn tỉ đồng, tăng từ 3045,6 nghìn tỉ đồng (2010) lên 13026,8 nghìn tỉ đồng (2021).

- Giải thích:

+ Do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao do dân số tăng và đời sống người dân cải thiện; nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu cũng tăng cao.

+Khoa học kỹ thuật được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

+ Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

+ Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp như: đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, tín dụng, khuyến khích xuất khẩu.

Câu 2

Trả lời yêu cầu 2 trang 80 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức

Dựa vào hình 16.3, hãy:

- Nhận xét sự thay đổi về sản lượng và cơ cấu nguồn điện sản xuất của nước ta năm 2010 và năm 2021

- Giải thích sự thay đổi đó

Phương pháp giải:

Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng và cơ cấu thông qua tỉ trọng các nguồn năng lượng điện bên cạnh thủy điện.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét:

Nhìn chung sản lượng và cơ cấu nguồn điện sản xuất của nước ta năm 2010 và năm 2021 đã có sự thay đổi, sản lượng tăng lên và cơ cấu nguồn điện khác nhau, cụ thể:

+ Sản lượng điện tăng lên nhanh chóng, từ 91,7 tỉ kWh năm 2010 tăng lên 244,9 tỉ kWh, tăng 153,2 tỉ kWh.

+ Trong cơ cấu nguồn điện sản xuất giai đoạn này chỉ có tỉ trọng nguồn điện từ thủy điện giảm, giảm từ 38% năm 2010 xuống chỉ còn 30,6% năm 2021, tiếp tục đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu nguồn điện.

+ Tỉ trọng nguồn điện từ nhiệt điện vẫn giữ nguyên vị trí quan trọng nhất, chiếm hơn nửa cơ cấu nguồn điện, tăng nhẹ trong giai đoạn này, từ 56% năm 2010 lên 56,2% năm 2021.

+ Tỉ trọng nguồn điện gió, điện mặt trời tăng mạnh, từ 6% năm 2010 tăng lên 12,3% năm 2021, tăng gấp đôi.

+ Đặc biệt, năm 2010 tỉ trọng các nguồn điện khác không đáng kể thì đến năm 2021, tỉ trọng các nguồn điện khác đã chiếm 0,9% trong cơ cấu nguồn điện nước ta.

- Giải thích:

+ Tỉ trọng nguồn điện từ thủy điện giảm và tăng nguồn điện từ nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời và các nguồn điện khác vì ngành công nghiệp sản xuất điện của nước ta đang chuyển dịch cơ cấu sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo khác.

+ Các nguồn điện khác được phát triển hiện nay trong cơ cấu nguồn điện nước ta đó là điện rác thải, điện sinh khối.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close