Bài 11. Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sốngDựa vào thông tin mục 1, hãy: - Phân tích các thế mạnh của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. - Nêu một số khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I 1 Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 50 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 1, hãy: - Phân tích các thế mạnh của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. - Nêu một số khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. Phương pháp giải: Phân tích được các thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. Lời giải chi tiết: * Thế mạnh: - Địa hình và đất: + Việt Nam có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên). Khu vực này có đất feralit là chủ yếu, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; có các đồng cỏ lớn thích hợp để phát triển chăn nuôi gia súc lớn. + Khu vực đồng bằng chiếm 1/4 diện tích với đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển. Đất ở các đồng bằng châu thổ chủ yếu là đất phù sa có độ phì cao, màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm, tạo thuận lợi cho chăn nuôi lợn và gia cầm. - Khí hậu: + Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều bắc - nam, theo độ cao địa hình và theo mùa, tạo nên đặc điểm khí hậu khác nhau giữa các vùng, miền. + Đặc điểm khí hậu tạo thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phát triển quanh năm và cho năng suất cao; đồng thời là điểu kiện thuận lợi để quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. - Nguồn nước: + Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo, lượng mưa hằng năm tương đối lớn, nguồn nước ngầm phong phú, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. + Các hệ thống sông còn có vai trò bồi đắp phù sa cho các đồng bằng châu thổ. - Sinh vật: Việt Nam có hệ động, thực vật phong phú, đa dạng về giống và chủng loại, là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi, tạo ra các loại đặc sản vùng miền, có giá trị kinh tế cao. * Khó khăn: - Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,... ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và gây rủi ro cho sản xuất nông nghiệp. - Bình quân đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên đầu người ở nước ta thấp, hạn chế việc mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hoá ? mục I 2 Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 50 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta Phương pháp giải: Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. Lời giải chi tiết: Các thế mạnh và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta: *Thế mạnh: - Dân cư và nguồn lao động: Việt Nam có số dân đông, là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, thuận lợi cho việc áp dụng khoa học – công nghệ mới vào sản xuất. - Khoa học công nghệ và cơ sở vật chất – kĩ thuật: + Khoa học công nghệ được ứng dụng trong nhiều khâu sản xuất: lai tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; kĩ thuật tiên tiến được sử dụng trong canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm,... tạo ra các sản phẩm an toàn, có giá trị cao. + Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện như các công trình thuỷ lợi, kênh, mương dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở chế biến nông sản và các dịch vụ nông nghiệp ngày càng được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, quy mô lớn. - Thị trường tiêu thụ nông sản: Thị trường trong và ngoài nước được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu, có mặt ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... - Chính sách phát triển nông nghiệp: Nhà nước ban hành nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: thu hút vốn đầu tư, cho vay vốn ưu đãi, tái cơ cấu nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,... * Hạn chế: - Cơ sở vật chất – kĩ thuật ở một số vùng còn hạn chế, chưa hoàn thiện và đồng bộ. Công nghiệp chế biến ở một số vùng chưa phát triển, công nghệ còn lạc hậu nên giá trị sản phẩm không cao. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp biến động, việc đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu còn hạn chế. ? mục II Trả lời câu hỏi mục II trang 51 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta Phương pháp giải: Trình bày những thông tin chính về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta. Lời giải chi tiết: Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta: - Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp - Nông nghiệp đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn; hướng tới nông nghiệp thông minh; nông nghiệp bền vững, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. - Phân bố sản xuất nông nghiệp thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái, dưới tác động của khoa học – công nghệ và thu hút đầu tư. ? mục III 1 Trả lời câu hỏi mục III.1 trang 54 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, đậu). Phương pháp giải: Nêu được sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta Lời giải chi tiết: Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt của nước ta:
? mục III 2 Trả lời câu hỏi mục III.2 trang 55 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 2 và hình 11.2, hãy trình bày thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta. Phương pháp giải: Nêu được thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta Lời giải chi tiết: Thực trạng phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi nước ta: - Giá trị sản xuất và tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng tăng. - Giá trị sản xuất của ngành năm 2021 chiếm 34,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. - Ngành chăn nuôi đã có những chuyển biến tích cực, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến được áp dụng vào các mô hình trang trại; phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ, xây dựng vùng nuôi an toàn để kiểm soát dịch bệnh; chế biến sâu, gắn với phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi công nghiệp.
? mục IV Trả lời câu hỏi mục IV trang 56 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục IV, hãy nêu xu hướng phát triển nông nghiệp nước ta. Phương pháp giải: Nêu được một số xu hướng phát triển nổi bật của nông nghiệp nước ta Lời giải chi tiết: Xu hướng phát triển nông nghiệp nước ta: - Nông nghiệp Việt Nam trong xu hướng phát triển mới được tạo nên bởi ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Sản xuất gắn với bảo quản sau thu hoạch, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và phát triển thị trường nông sản cả trong và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ,... - Chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. - Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, hiện đại với quá trình đô thị hoá, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh". Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 56 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Nêu ví dụ về một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta. Phương pháp giải: Nêu được sự ảnh hưởng của một nhân tố (địa hình) tới sự phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta Lời giải chi tiết: Ảnh hưởng của nhân tố địa hình và đất đến sự phát triển ngàhn nông nghiệp ở nước ta: - Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển có địa hình bằng phằng, chủ yếu là đất phù sa có độ phì cao, màu mỡ => Thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm, thuận lợi chăn nuôi lợn và gia cầm. - Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên, đất feralit là chủ yếu; có các đồng cỏ lớn => Thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 56 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào bảng 11.4, hãy nhận xét và giải thích sự phát triển số lượng đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2010 - 2021 Phương pháp giải: Nhận xét và giải thích được sự phát triển số lượng đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2010 – 2021 Lời giải chi tiết: - Nhận xét: + Trâu có số lượng giảm: từ 2,9 triệu con (2010) còn 2,3 triệu con (2021); giảm 0,6 triệu con. + Bò có số lượng tăng: từ 5,9 triệu con (2010) lên 6,4 triệu con (2021); tăng 0,5 triệu con. + Lợn có số lượng giảm: từ 27,3 triệu con (2010) còn 23,1 triệu con (2021); giảm 4,2 triệu con. + Gia cầm có số lượng tăng: từ 301,9 triệu con (2010) lên 524,1 triệu con (2021); tăng 222,2 triệu con. - Nguyên nhân: + Trâu, bò được nuôi mục đích làm sức kéo là chủ yếu, tuy nhiên hiện nay nền nông nghiệp được hiện đại hóa bằng máy móc nên số lượng giảm + Lợn, gia cầm được nuôi mục đích lấy thịt nên thị trường ngày càng mở rộng, nhu cầu ngày càng nhiều nên số lượng tăng. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 56 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Sưu tầm thông tin, tìm hiểu xu hướng phát triển trồng trọt của nước ta hiện nay Phương pháp giải: Tìm kiếm thêm thông tin về xu hướng phát triển trồng trọt của nước ta hiện nay. Lời giải chi tiết: Xu hướng phát triển trồng trọt của nước ta hiện nay: - Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật: + Áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến như: tưới tiết kiệm nước, bón phân theo nhu cầu cây trồng, sử dụng giống cây trồng có năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt... + Phát triển nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như: sử dụng máy móc, thiết bị tự động hóa, hệ thống giám sát và điều khiển từ xa... - Chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững: + Hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất, hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. + Phát triển các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP... - Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị: + Liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người nông dân. + Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp. - Mở rộng thị trường xuất khẩu: + Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ra thị trường quốc tế. + Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: + Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người nông dân về khoa học kỹ thuật, quản lý sản xuất, kinh doanh... + Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
|