Bài 17. Nguyên tố nhóm IA trang 113, 114, 115 Hóa 12 Cánh diều

Nguyên tố nhóm IA và một số hợp chất của chúng

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 113

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 113 SGK Hóa 12 Cánh diều

Nguyên tố nhóm IA và một số hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (Hình 17.1)

a) Nêu một số ứng dụng của đơn chất và hợp chất của nguyên tố nhóm IA mà em biết.

b) Kim loại nhóm IA có những tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào Hình 17.1

Lời giải chi tiết:

a)  Một số ứng dụng của đơn chất và hợp chất của nguyên tố nhóm IA là: pin, muối ăn, phân bón, pháp hoa, mạ điện, X – quang.

b) Kim loại nhóm IA là kim loại mạnh, có đầy đủ tính chất vật lí và tính chất hóa học chung của kim loại. Ngoài ra, kim loại IA phản ứng mãnh liệt với nước.

CH tr 114

Trả lời câu hỏi trang 114 SGK Hóa 12 Cánh diều

Hãy nêu công thức hóa học của hai hợp chất sodium và hai hợp chất potassium có nhiều ứng dụng trong thực tế mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào Hình 17.2.

Lời giải chi tiết:

Hợp chất sodium:

+ NaCl có trong nước biển, dùng làm muối ăn, sản xuất sodium hydroxide, khí chlorine.

+ NaBr có trong rong biển, dùng để sản xuất bromie,…

Hợp chất potassium:

+ KCl có trong mỏ sylvinite dùng để sản xuất potassium hydroxide, khí chlorine.

+ KNO3 có trong phân kali dùng để làm phân bón cho cây trồng.

CH tr 115 CH1

Trả lời câu hỏi 1 trang 115 SGK Hóa 12 Cánh diều

Khối lượng riêng của dầu hỏa khan khoảng 0,80 g.cm-3. Có thể quan sát được hiện tượng gì khi cho một mẩu lithium vào dầu hỏa khan? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào khối lượng riêng của Li là 0,53 g.cm-3

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng, mẩu lithium nổi lên trên dầu hỏa, vì khối lượng riêng của Li nhẹ hơn và không tan trong dầu hỏa.

CH tr 115 CH2

Trả lời câu hỏi 2 trang 115 SGK Hóa 12 Cánh diều

Dự đoán potassium hay lithium phản ứng với nước mạnh hơn.

Phương pháp giải:

Dự đoán potassium hay lithium phản ứng với nước mạnh hơn.

Lời giải chi tiết:

Li và K thuộc cùng nhóm IA trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới, tính kim loại tăng.

=> K phản ứng với nước mạnh hơn Li

CH tr 115 TH1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 115 SGK Hóa 12 Cánh diều

Thí nghiệm 1: Tác dụng với nước

Dùng panh lấy mẩu kim loại (Li, Na hoặc K) cho vào chậu thủy tinh chứa khoảng 1/3 thể tích nước. Thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein vào chậu sau khi kim loại tan hết.

Yêu cầu: Nêu các hiện tượng và so sánh mức độ phản ứng.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại IA

Lời giải chi tiết:

Chậu thủy tinh chứa Li, dung dịch chuyển hồng, có khí trắng xuất hiện

Chậu thủy tinh chứa Na, mẩu Na chạy xung quanh mặt nước kèm theo khói trắng, dung dịch chuyển hồng.

Chậu thủy tinh chứa K, mẩu K chạy nhanh trên mặt nước kèm theo khói trắng, có tiếng nổ xuất hiện, dung dịch chuyển hồng.

So sánh mức độ phản ứng: Li < Na < K.

CH tr 115 TH2

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 115 SGK Hóa 12 Cánh diều

Thí nghiệm 2: Tác dụng với oxygen

Dùng panh lấy mẩu kim loại (Li, Na hoặc K) cho vào muỗng đốt hóa chất (muỗng được xuyên qua một nút cao su). Đốt kim loại trong muỗng trên ngọn lửa đèn cồn và đưa nhanh vào bình tam giác chịu nhiệt chứa khí oxygen. Đậy nhanh nút cao su gắn với muỗng vào miếng bình tam giác.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng thí nghiệm.

Phương pháp giải:

Các kim loại kiềm khi cháy tạo ra các ngọn lửa màu khác nhau.

Lời giải chi tiết:

Li khi cháy cho ngọn lửa đỏ tía

Na khi cháy cho ngọn lửa màu vàng

K khi cháy cho ngọn lửa màu tím.

CH tr 116 TH

Trả lời câu hỏi Thực hành trang 116 SGK Hóa 12 Cánh diều

Thí nghiệm: Tác dụng với chlorine

Dùng panh lấy mẩu kim loại (Li, Na hoặc K) cho vào muỗng đốt hóa chất (muỗng được xuyên qua một nút cao su). Đốt kim loại trong muỗng trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình tam giác chịu nhiệt chứa khí chlorine. Đậy nhanh nút cao su gắn với muỗng vào miệng bình tam giác

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng thí nghiệm.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại kiềm

Lời giải chi tiết:

Li tan chảy dần, cháy sáng tạo ngọn lửa đỏ trong bình khí chlorine. Màu vàng của khí chlorine nhạt dần, có xuất hiện chất rắn.

Na tan chảy dần, cháy sáng trong bình khí chlorine. Màu vàng của khí chlorine nhạt dần, có xuất hiện chất rắn trắng xuất hiện.

K tan chảy dần, cháy sáng tạo ngọn lửa tím trong bình khí chlorine. Màu vàng của khí chlorine nhạt dần, có xuất hiện chất rắn.

CH tr 116 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 116 SGK Hóa 12 Cánh diều

Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa Na lần lượt với H2O, Cl2 và O2.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại nhóm IA.

Lời giải chi tiết:

PTHH:

2Na + 2H2O \( \to \) 2NaOH + H2

2Na + Cl2 \( \to \) 2NaCl

4Na + O2 \( \to \)2Na2O

CH tr 118 VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 118 SGK Hóa 12 Cánh diều

Ống dẫn nước của bồn rửa bát thường có dầu, mỡ bám vào. Tìm hiểu để giải thích vì sao nên dùng soda, không nên dùng baking soda để tẩy rửa lớp bám này.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của soda và baking soda.

Lời giải chi tiết:

Dung dịch soda có môi trường kiềm nên chất béo trong dầu, mỡ bị thủy phân trong dung dịch này. Do đó, soda được sử dụng để tẩy rửa dầu, mỡ bám trên các dụng cụ, thiết bị.

Người ta không dùng baking soda để tẩy rửa lớp bám này vì baking soda khi tan trong nước tạo HCO3-. HCO3- gây hiện tượng nước cứng.

CH tr 118 CH

Trả lời câu hỏi trang 118 SGK Hóa 12 Cánh diều

Nêu một số lợi ích của việc tái tạo và tái sử dụng ammonia trong phương pháp Solvay.

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng của một số hợp chất chứa nitrogen.

Lời giải chi tiết:

NH3 được làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

CH tr 119 TH

Trả lời câu hỏi Thực hành trang 119 SGK Hóa 12 Cánh diều

Thí nghiệm: Phân biệt cation Li+, Na+, K+

Nhúng đầu que đốt bằng platium đã được rửa sạch bằng nước vào dung dịch lithium chloride nồng độ khoảng 25% rồi đưa lên ngọn lửa đèn khí.

Thực hiện thao tác tương tự đối với mỗi dung dịch sodium chloride 25% và dung dịch potassium chloride 25%

Yêu cầu: Nêu hiện tượng quan sát được.

Phương pháp giải:

Dựa vào màu của ngọn lửa khi đốt cháy các kim loại

Lời giải chi tiết:

Hợp chất của Li: ngọn lửa có màu đỏ tía

Hợp chất của Na: ngọn lửa có màu vàng

Hợp chất của K: ngọn lửa có màu tím

CH tr 119 LT

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 119 SGK Hóa 12 Cánh diều

Nhúng đầu dây platium vào dung dịch hydroxide của một kim loại kiềm; sau đó, đưa đầu dây platinum vào ngọn lửa đèn khí thì có hiện tượng như hình dưới đây. Hãy cho biết dây platinum đã được nhúng vào dung dịch nào sau đây LiOH, NaOH, KOH.

Phương pháp giải:

Dựa vào màu của ngọn lửa.

Lời giải chi tiết:

Màu của ngọn lửa: màu đỏ tía.

Vậy dây platinium nhúng vào dung dịch LiOH.

CH tr 120 BT1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 120 SGK Hóa 12 Cánh diều

Các kim loại kiềm khác nhau về những đặc điểm nào sau đây?

(1) Cấu hình electron của nguyên tử

(2) Số electron hóa trị của nguyên tử

(3) Số oxi hóa trong các hợp chất

(4) Mức độ thể hiện tính khử

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của kim loại nhóm IA.

Lời giải chi tiết:

(1) đúng, vì mỗi nguyên tử đều có cấu hình khác nhau, cấu hình kim loại kiềm chỉ giống nhau ở lớp ngoài cùng có dạng ns1

(2) sai, vì số electron hóa trị của nguyên tử kim loại kiềm đều bằng 1

(3) sai, vì số oxi hóa trong các hợp chất đều giống nhau là +1

(4) đúng, vì mức độ thể hiện tính khử tăng dần từ Li đến Cs

CH tr 120 BT2

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 120 SGK Hóa 12 Cánh diều

Vì sao trong tự nhiên không tìm thấy đơn chất kim loại kiềm?

Phương pháp giải:

Kim loại kiềm thể hiện tính khử mạnh.

Lời giải chi tiết:

Vì các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh, có khả năng tác dụng với nhiều đơn chất, hợp chất ở điều kiện thường nên ở trong tự nhiên không tìm thấy các đơn chất kim loại kiềm.

CH tr 120 BT3

Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 120 SGK Hóa 12 Cánh diều

Có ba ống nghiệm chứa riêng biệt: dung dịch soda, dung dịch lithium chloride, dung dịch potassium carbonate. Với mỗi dung dịch, nhúng đầu dây platinum vào rồi đem đốt trên ngọn lửa đèn khí. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi đốt mỗi dung dịch.

Phương pháp giải:

Dựa vào màu của ngọn lửa các hợp chất kim loại kiềm.

Lời giải chi tiết:

Khi đốt mỗi dung dịch ta thấy:

Hợp chất của Li: ngọn lửa có màu đỏ tía

Hợp chất của Na: ngọn lửa có màu vàng

Hợp chất của K: ngọn lửa có màu tím.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close