Bài 17. Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7

Hãy nêu thêm ví dụ về ảnh của vật qua gương phẳng hoặc các mặt phản xạ khác

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

17.1

Hãy nêu thêm ví dụ về ảnh của vật qua gương phẳng hoặc các mặt phản xạ khác

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

- Ảnh của chú chó qua gương phẳng:

 

- Ảnh của ghế qua gạch đá hoa nhẵn bóng

 

17.2

Dự đoán về tính chất của ảnh qua gương phẳng:

Dự đoán 1: Ảnh của vật qua gương phẳng …. thu được trên màn chắn.

Dự đoán 2: Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng …. khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Dự đoán 3: Độ lớn của ảnh … độ lớn của vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

Dự đoán 1: Ảnh của vật qua gương phẳng không thu được trên màn chắn.

Dự đoán 2: Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Dự đoán 3: Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

17.3

Cách làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán 1 với các dụng cụ như Hình 17.2 SGK KHTN 7.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

 

Cách làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán 1 với các dụng cụ như Hình 17.2:

Ta đặt nến 1 trước tấm kính, sau đó đưa tay hoặc tấm bìa ở phía sau tấm kính tại mọi vị trí để hứng ảnh của cây nến 1.

Kết quả: Ta không hứng được ảnh của cây nến 1 ở phía sau tấm kính.

17.4

a) Ảnh của dòng chữ AMBULANCE qua gương phẳng là chữ …….

b) Tại sao chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương lại được viết ngược từ phải sang trái?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

a) Ảnh của dòng chữ AMBULANCE qua gương phẳng là chữ AMBULANCE.

b) Chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương được viết ngược từ phải sang trái để người đi đường khi nhìn vào gương chiếu hậu của mình sẽ thuận lợi đọc được chữ “AMBULANCE” theo chiều xuôi, từ đó dễ dàng nhận ra xe cứu thương mà chủ động nhường đường cho xe qua.

17.5

Bạn A đứng cách bức tường 4 m, trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình trong gương. Bạn A phải di chuyển về phía nào, một khoảng bao nhiêu để cách ảnh của mình 2 m?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

+ Gọi khoảng cách từ người đến gương là x (m).

+ Vì khoảng cách từ vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng.

⇒Khoảng cách từ gương đến ảnh là x (m).

⇒Khoảng cách từ người đến ảnh là x+x=2x(m).

+ Theo bài, khoảng cách từ người đến ảnh là 2m

⇒2x=2⇒x=1m

Bạn A phải di chuyển về phía trước theo hướng vuông góc với mặt gương một đoạn là 4 – 1 = 3 m để cách ảnh của mình 2 m.

17.6

Ảnh của chữ “TÌM” trong gương phẳng là chữ gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

 

Ảnh của chữ TÌM trong gương phẳng là chữ MÍT.

17.7

a) Giải thích tại sao chỉ nhìn thấy ảnh của vật qua gương phẳng, mà không thể thu được ảnh trên màn chắn.

b) Hãy tìm cách vẽ hình biểu diễn ảnh của một vật qua gương phẳng mà không cần vẽ tia sáng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

a)

 

Ta chỉ nhìn thấy ảnh của vật qua gương phẳng, mà không thể thu được ảnh trên màn chắn vì ảnh của vật thu được nằm trên đường kéo dài của chùm tia sáng phản xạ.

b) Ta sử dụng tính chất của ảnh qua gương phẳng để biểu diễn ảnh của một vật qua gương phẳng mà không cần vẽ tia sáng.

Ví dụ, vẽ ảnh của điểm S qua gương phẳng: Ta chỉ cần lấy điểm S’ đối xứng với điểm S qua gương.

 

17.8

Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB qua gương phẳng (Hình 17.4).

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

 

- Lấy A’ đối xứng với A qua gương.

- Lấy B’ đối xứng với B qua gương.

- Nối A’ với B’ ta được ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng.

17.9

a) Mô tả kính tiềm vọng tự làm của em.

b) Nêu tác dụng của kính tiềm vọng.

c) Giải thích tác dụng của kính tiềm vọng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

a)

 

Cách làm:

- Sử dụng các ống nhựa và các đầu nối

- Gắn ống nhựa và các đầu nối như hình vẽ

- Đặt 2 gương phẳng ở hai đầu nối (đoạn cong của ống nối), sao cho các gương ở mỗi đầu đặt song song với nhau ở góc 450.

b) Tác dụng của kính tiềm vọng: Kính tiềm vọng là một công cụ để quan sát, xung quanh hoặc thông qua một vật thể, chướng ngại vật hoặc điều kiện ngăn cản sự quan sát trực tiếp từ vị trí hiện tại của người quan sát.

c) Giải thích:

+ Vật ở trước gương phẳng 1 cho ảnh 1. Ảnh 1 là ảnh ảo, ngược chiều và bằng với vật.

+ Ảnh 1 đến trước gương phẳng 2 trở thành vật đối với gương phẳng 2 và cho ảnh 2. Ảnh 2 cũng là ảnh ảo, ngược chiều với ảnh 1 và bằng vật.

=> Qua 2 lần phản xạ, ta thu được ảnh cùng chiều với vật và lớn bằng vật.

 

17.10

Hai kính tiềm vọng được bố trí gương như hình dưới đây.

a) Biểu diễn đường truyền của tia sáng nằm ngang từ vật sáng AB lần lượt phản xạ qua hai gương ở hai hình a và b.

 

b) Để thuận tiện trong quan sát qua kính tiềm vọng, em chọn cách bố trí gương theo hình nào? Tại sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Lời giải chi tiết:

a)

 

b) Để thuận tiện trong quan sát qua kính tiềm vọng, em chọn cách bố trí gương theo hình a vì ta thường muốn quan sát các hiện tượng, sự vật ở phía trước mặt hơn là phía sau.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close