Bài 12.1;12.2;12.3;12.4;12.5;12.6 trang 24 SBT Hóa học 12

Bài 12.1;12.2;12.3;12.4;12.5;12.6 trang 24 sách bài tập Hóa học 12 - Có bao nhiêu amin bậc ba có cùng công thức phân tử C6H15N ?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 12.1.

Có bao nhiêu amin bậc ba có cùng công thức phân tử C6H15N ?

A.3 chất.                                    B. 4 chất.

C. 7 chất.                                    D. 8 chất.

Phương pháp giải:

- Đồng phân amin bậc ba có dạng R1N(R2)R3

- Viết đồng phân của các gốc R1,R2,R3

Lời giải chi tiết:

(CH3)2NCH2CH(CH3)2

 (CH3)2NCH2CH2CH2CH3

(CH3)2NCH(CH3)CH2CH3

(CH3)2NC(CH3)3

C2H5N(CH3)CH2CH2CH3

C2H5N(CH3)CH(CH3)2

C2H5N(C2H5)2   

=> Chọn C

Câu 12.2.

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2 ?

A. Phenylamin                            

B. Benzylamin.

C. Anilin                                   

D. Phenylmetylamin.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây

Lời giải chi tiết:

Benzylamin:  C6H5-CH2-NH2

=> Chọn B

Câu 12.3.

Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N ?

A. 3 chất                                    B. 4 chất

C. 5 chất                                    D. 6 chất

Phương pháp giải:

- Viết đồng phân mạch cacbon

- Viết đồng phân vị trí nhóm chức

Lời giải chi tiết:

CH3CH2CH(NH2)COOH

CH3CH(NH2)CH2COOH

NH2CH2CH2CH2COOH

(CH3)2C(NH2)COOH

H2NCH2(CH3)CHCOOH

=> Chọn C

Câu 12.4.

Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất (CH3)2CHCH(NH2)COOH ?

 A.Axit 2-metyl-3-aminobutanoic.

 B.Valin.

 C.Axit 2-amino-3-metylbutanoic

 D. Axit α-aminoisovaleric.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amino axit tại đây

Lời giải chi tiết:

Valin là tên thường , Axit 2-amino-3-metylbutanoic là tên thay thế , Axit α-aminoisovaleric là tên bán hệ thống của CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH

=> Chọn  A

Câu 12.5

Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Phân tử mọi amin đều có số lẻ nguyên tử hiđro.

B. Dung dịch mọi amin đều làm quỳ tím chuyển màu xanh.

C. Lực bazơ của đimetylamin mạnh hơn metylamin.

D. Lực bazơ của điphenylamin yếu hơn phenylamin.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây 

Lời giải chi tiết:

Anilin có tính bazơ nhưng không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein do tính bazơ của nó yếu hơn amoniac. 

=> Chọn B

Câu 12.6.

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

A. C6H5 - NH2.                         

B. (C6H5)2NH.

C. p-CH3 - C6H4 - NH2.            

D. C6H5 - CH2 - NH2.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết bài amin tại đây

Lời giải chi tiết:

Amin thơm < amoniac < amin bậc I< amin bậc II

=> Chọn D

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 12.7;12.8;12.9;12.10;12.11 trang 25 SBT Hóa học 12

    Bài 12.7;12.8;12.9;12.10;12.11 trang 25 sách bài tập Hóa học 12 - Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?

  • Bài 12.12 trang 26 SBT Hóa học 12

    Bài 12.12 trang 26 sách bài tập Hóa học 12 - Hãy viết công thức cấu tạo của tất cả các tripeptit có chứa gốc của cả hai amino axit là glyxin và alanin.

  • Bài 12.13 trang 26 SBT Hóa học 12

    Bài 12.13 trang 26 sách bài tập Hóa học 12 - Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của X và ghi tên tương ứng.

  • Bài 12.14 trang 26 SBT Hóa học 12

    Bài 12.14 trang 26 sách bài tập Hóa học 12 - Chất X là một muối có công thức phân tử C3H10N2O3. Khi cho X tác dụng với KOH ta thu được một amin bậc ba và các chất vô cơ.

  • Bài 12.15 trang 26 SBT Hóa học 12

    Bài 12.15 trang 26 sách bài tập Hóa học 12 - Hỗn hợp A ở thể lỏng chứa hexan và một amin đơn chức. Làm bay hơi 11,6 g A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 4,8 g oxi ở cùng nhiệt độ và áp suất. Trộn 4,64 g A với m gam O2 (lấy dư) rồi đốt cháy.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close