Bài 11. Ôn tập chương 3 trang 50 Hóa 12 Kết nối tri thức

Trong các đồng phân cấu tạo của các amine có công thức C3H9N, số amine bậc hai là

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 50 Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 50 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức

Trong các đồng phân cấu tạo của các amine có công thức C3H9N, số amine bậc hai là

A. 0.                              B. 1.                              C. 2.                              D. 3.

Phương pháp giải:

Amine là dẫn xuất của ammonia, trong đó nguyên tử hydrogen trong phân tử ammonia được thay thế bằng gốc hydrocarbon.

Lời giải chi tiết:

Số amine bậc hai của amine có công thức C3H9N:

 CH3 – CH2 – NH – CH3

→ Chọn B.

CH tr 50 Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 50 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức

Cho các phát biểu sau:

(1) Dung dịch ethylamine và dung dịch aniline đều làm xanh giấy quỳ tím.

(2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(3) Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

(4) Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào ống nghiệm đựng nước bromine thấy xuất hiện kết tủa trắng.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

Phương pháp giải:

- Amine có tính base yếu, các amine làm quỳ tím hóa xanh, aniline không làm quỳ tím hóa xanh.

- Methylamine và ethylamine tạo hợp chất phức với Cu2+.

- Khi nhỏ vài giọt aniline vào ống nghiệm chứa nước bromine thì kết tủa trắng xuất hiện.

Lời giải chi tiết:

- Phát biểu (1) sai vì ethylamine làm quỳ tím hóa xanh, nhưng aniline không làm xanh quỳ tím.

- Phát biểu (2) đúng:

+ Methylamine phản ứng với copper (II) sulfate tạo kết tủa copper (II) hydroxide màu xanh lam.

\({\rm{2C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + 2{{\rm{H}}_2}{\rm{O  +  CuS}}{{\rm{O}}_4} \to {({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{)}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}{\rm{  +  Cu(OH}}{{\rm{)}}_2} \downarrow \)

+ Dung dịch methylamine hoà tan được kết tủa Cu(OH)2, tạo thành dung dịch có màu xanh lam là phức chất của methylamine với Cu2+.

\({\rm{4C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_2} \to [{\rm{Cu}}{({\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_2}{\rm{)}}_4}{\rm{](OH}}{{\rm{)}}_2}{\rm{ }}\)

- Phát biểu (3) đúng: Phản ứng giữa methyl amine và iron (III) chloride sinh ra kết tủa Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.

\({\rm{3C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + 3{{\rm{H}}_2}{\rm{O  +  FeC}}{{\rm{l}}_3} \to 3{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl  +  Fe(OH}}{{\rm{)}}_3}\)

- Phát biểu (4) đúng: Phản ứng giữa bromine và aniline sinh ra kết tủa trắng là 2,4,6-tribromoaniline.

 

→ Chọn C.

CH tr 50 Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 50 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thuỷ phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử a-amino acid.

B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.

C. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base.

D. Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.

Phương pháp giải:

- Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide bởi acid, base hoặc enzyme, tạo thành a-amino acid.

- Protein hòa tan Cu(OH)2 và thu được phức chất có màu tím đặc trưng.

- Protein sẽ bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion kim loại nặng.

- Protein hình thành sản phẩm rắn màu vàng với dung dịch nitric acid đặc, một phần do phản ứng nitro hoá các đơn vị amino acid chứa vòng benzene và một phần khác do sự đông tụ protein trong môi trường acid.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu không đúng là B.

Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím đặc trưng (phản ứng màu buret).

→ Chọn B.

CH tr 50 Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 50 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho:

(a) dung dịch aniline vào dung dịch HCl.

(b) dung dịch alanine vào dung dịch HCl.

(c) dung dịch Gly-Ala vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.

Phương pháp giải:

- Phương trình hóa học giữa amine và hydrochloric acid:

\({\rm{RN}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + {\rm{HCl}} \to {\rm{RN}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}\)

- Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide bởi acid, base hoặc enzyme, tạo thành a-amino acid. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptide có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn.

Lời giải chi tiết:

a) \({{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}} + {\rm{HCl}} \to {{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{5}}}{\rm{N}}{{\rm{H}}_3}{\rm{Cl}}\)

b) 

 

c) 

CH tr 50 Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 50 SGK Hóa 12 Kết nối tri thức

Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được các dipeptide và tripeptide nào?

Phương pháp giải:

Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide bởi acid, base hoặc enzyme, tạo thành a-amino acid. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptide có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn.

Lời giải chi tiết:

Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được:

+ Dipeptide: Ala-Gly; Gly-Glu; Glu-Val.

+ Tripeptide: Ala-Gly-Glu; Gly-Glu-Val.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close