Bài 10. Em xử lí bất hòa với bạn trang 49, 50, 51, 52 SGK Đạo đức 3 Cánh diềuNghe hoặc hát bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sĩ Mộng Lân và trả lời câu hỏi: Bài hát trên thể hiện điều gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Nghe hoặc hát bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sĩ Mộng Lân và trả lời câu hỏi: Bài hát trên thể hiện điều gì? Lời giải chi tiết: Nghe bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sĩ Mộng Lân - Lời bài hát: Lớp chúng mình rất rất vui - Bài hát thể hiện tình cảm của các bạn học sinh trong cùng một lớp biết yêu thương, quý mến, đùm bọc lẫn nhau. Các bạn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, đoàn kết thân ái để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi. Khám phá 1 Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hòa với các bạn? b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lam xử lí bất hòa với các bạn? Lời giải chi tiết: CÙNG BẠN XỬ LÍ BẤT HÒA Giờ ra về, Lam nghe thấy hai bạn trong lớp nói với nhau: - Đừng chơi với Lam nhé! Nghe vậy, Lam buồn lắm. Giờ ra chơi, Lam nói chuyện với Minh điều mình đã nghe được và hỏi ý kiến giải quyết từ Minh. Minh dẫn Lam đến gặp cô giáo và kể hết câu chuyện cho cô nghe. Nghe xong, cô nói: - Cô hiểu rồi, cô sẽ cùng em đi gặp các bạn. Sau khi nói chuyện thẳng thắn với nhau, Lam và hai bạn đã giải quyết được vấn đề và thêm hiểu nhau hơn. Lớp Lam lại đoàn kết và vui như trước. a. Minh cùng Lam đã đến gặp cô giáo để trình bày với cô về việc bất hòa với các bạn trong lớp. b. Theo em, Lam có thể nói chuyện thẳng thắn với các bạn. Khi nói chuyện với nhau, Lam và các bạn có thể hiểu nhau hơn, có thể gỡ rối khúc mắc của nhau. Khám phá 2 Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
a. Hãy nêu cách xử lí bất hòa với bạn bè ở các tranh trên. b. Hãy kể thêm các cách xử lí bất hòa khác mà em biết. Lời giải chi tiết: a. Các cách xử lí bất hòa với bạn bè trong các tranh: - Hình 1: Cư xử đúng mực, giữ bình tĩnh, không gây gổ với bạn. - Hình 2: Nói nhẹ nhàng với bạn. - Hình 3: Chia sẻ bánh cho bạn để làm hòa. - Hình 4: Nhận lỗi và nói lời xin lỗi bạn. b. Một số các cách xử lí bất hòa khác: chủ động nói lời hòa giải, nói với thầy cô giáo hoặc với bố mẹ. Khám phá 3 Nhận xét các cách xử lí bất hòa dưới đây. a. Khi có bất hòa với Minh, Thúy tìm cách chia sẻ với Minh để hai bạn hiểu nhau. b. Khi xảy ra bất hòa với bạn, Loan chủ động hòa giải. c. Khi được Huy góp ý vì làm sai, Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại. d. Mỗi lần tức giận, Duy chọn cách im lặng và ra nơi khác, tránh bất hòa nhiều hơn. Lời giải chi tiết: a. Bạn Thúy làm như vậy là đúng vì khi có bất hòa, nếu thẳng thắn nói chuyện với nhau thì hiểu lầm sẽ dễ được giải quyết hơn. b. Bạn Loan làm như vậy là đúng vì chủ động hòa giải sẽ giúp tình bạn được hàn gắn từ đó các bạn sẽ hiểu nhau hơn. c. Bạn Hằng làm như vậy là chưa đúng vì bạn Huy góp ý chỉ là muốn tốt cho bạn Hằng, vậy mà Hằng đã không bình tĩnh khi được góp ý. d. Bạn Duy làm vậy là đúng vì bạn biết mình là người nóng giận nên bạn đã chọn cách im lặng và ra nơi khác. Vì vậy, sau khi lấy lại được bình tĩnh, Duy nên chủ động tìm cách xử lí bất hòa. Luyện tập 1 Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí bất hòa nào dưới đây? Vì sao? a. Im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc tranh cãi. b. Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân bất hòa để hiểu nhau, cảm thông và bỏ qua cho nhau. c. Tìm đến thầy cô, cha mẹ và người lớn nhờ giải quyết giúp. d. Tranh luận đến cùng cho ra lẽ, xem ai đúng, ai sai. e. Bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách khi đã bất hòa. Lời giải chi tiết: a. Em không đồng tình với cách xử lí đó vì khi xảy ra bất đồng nên giải quyết luôn, tránh kéo dài gây hiểu lầm nhau. b. Em đồng tình với cách xử lí đó vì khi có mâu thuẫn trước hết nên bình tĩnh và khi đã hiểu thì nên cảm thông và bỏ qua cho nhau. c. Em đồng tình với cách xử lí đó vì khi chưa biết cách giải quyết thì nên hỏi ý kiến người lớn. d. Em không đồng tình với cách xử lí đó vì sẽ gây nghiêm trọng vấn đề hơn. e. Em không đồng tình với cách xử lí đó vì kể cả trong mâu thuẫn vẫn nên lắng nghe ý kiến của mọi người. Luyện tập 2 Xử lí tình huống. - Tình huống 1: Tuấn là nhóm trưởng nên bạn ấy luôn cho rằng mình là người giỏi nhất. Những ý kiến đưa ra trong các cuộc thảo luận nhóm khác với ý kiến của Tuấn đều bị bạn ấy bác bỏ khiến các bạn rất bực. Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Hoàng và Trang nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. Linh nhắc nhở, không những hai bạn không nghe mà còn giận Linh. Nếu là Linh, em sẽ làm gì?
- Tình huống 3: Long và Khang va vào nhau khi đang tranh bóng, vì không ai nhường ai nên hai bạn không giữ được bình tĩnh. Nếu cùng chơi với hai bạn, em sẽ khuyên bạn như thế nào? Lời giải chi tiết: - Tình huống 1: Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ thẳng thắn nói với Tuấn rằng đây là cuộc thảo luận nhóm, bạn nên tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của các thành viên khác. - Tình huống 2: Nếu là Linh, em sẽ nói chuyện với hai bạn sau khi kết thúc tiết học rằng trong giờ học các bạn nên tôn trọng khi giáo viên đang giảng dạy, không nên đùa giỡn nhau. - Tình huống 3: Nếu cùng chơi với hai bạn, em sẽ nói với hai bạn rằng đây chỉ là một trò chơi, không nên gây ra căng thẳng để làm rạn nứt tình bạn, nên chơi vui vẻ với nhau. Vận dụng 1 Chia sẻ về một lần em bất hòa với bạn và cách xử lí của em. Lời giải chi tiết: Mẹ mới mua cho em một con gấu bông rất đẹp. Bạn Linh sang chơi và mượn con gấu đó của em. Trong lúc chơi, bạn vô tình làm rách chiếc nơ trên cổ con gấu. Lúc ấy em đã mất bình tĩnh và trách bạn. Nhưng sau đó, nhận ra điều đó là không nên, em đã xin lỗi bạn và nhờ mẹ khâu lại chiếc nơ ấy cho em. Vận dụng 2 Em hãy sẵn sàng giúp bạn xử lí bất hòa. Lời giải chi tiết: - Trong giờ đạo đức có nhiệm vụ chia nhóm và chọn 1 tiết mục biểu diễn. Bạn Minh muốn chọn tiết mục hát trong khi bạn Lan lại muốn chọn tiết mục múa. Hai bạn đã tranh cãi trong giờ học. Lúc đó, em đã đưa ra ý kiến chọn một tiết mục có cả hát và múa phụ họa. Sau đó, nhóm em đã đồng ý và lại vui vẻ như trước.
|