Bài 10. Âm thanh và sự truyền âm thanh trang 39, 40, 41 SGK Khoa học 4 Kết nối tri thứcTrên đường từ nhà đến trường em có thể nghe thấy những âm thanh nào? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trên đường từ nhà đến trường em có thể nghe thấy những âm thanh nào? Phương pháp giải: Học sinh tự trả lời. Lời giải chi tiết: Trên đường từ nhà đến trường em nghe tiếng các phương tiện đi lại; tiếng chim hót; tiếng người nói chuyện; tiếng khoan, đục từ công trường đang xây dựng,... ? mục 1 HĐ1 Thực hiện thí nghiệm - Rắc một ít vụn giấy (hoặc vụn xốp) lên mặt trống. Gõ vào mặt trống (Hình 1). Quan sát và mô tả chuyển động của các vụn giấy. - Đặt nhẹ một ngón tay lên mặt trên của trống khi gõ. Ngón tay em có cảm giác thế nào? Phương pháp giải: Quan sát, thực hiện thí nghiệm để trả lời. Lời giải chi tiết: - Khi ta gõ trống, vụn giấy chuyển động lên rồi rơi xuống. - Đặt nhẹ một ngón tay lên mặt trên của trống khi gõ. Ngón tay em có cảm giác mặt trống rung. ? mục 1 HĐ2 Đặt bàn tay vào cổ như hình 2 và hát một câu hát. Em có nghe thấy âm thanh không? Tay em có cảm giác thế nào? Âm thanh đó phát ra từ đâu? Phương pháp giải: Học sinh tự làm thí nghiệm. Lời giải chi tiết: Đặt bàn tay vào cổ như hình 2 và hát một câu hát, em có nghe thấy âm thanh. Tay em có cảm giác cổ rung. Âm thanh đó phát ra từ cổ họng em. ? mục 1 CH1 Hãy cho biết nguồn phát âm thanh ở hai thí nghiệm trên. Khi vật phát ra âm thanh chúng có điểm gì giống nhau? Phương pháp giải: Quan sát, cảm nhận và trả lời. Lời giải chi tiết: - Thí nghiệm 1: Nguồn phát ra âm thanh là mặt trống. - Thí nghiệm 2: Nguồn phát ra âm thanh là cổ họng. - Điểm chung của vật phát ra âm thanh là chúng đều rung động (mặt trống rung, cổ họng rung). ? mục 1 CH2 Nêu ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động. Phương pháp giải: học sinh lấy ví dụ các nhạc cụ hoặc dụng cụ bề mặt có độ căng Lời giải chi tiết: Ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động. - Dây đàn ghi - ta rung khi gảy đàn. - Màng loa rung khi phát ra âm thanh. - Tiếng kim đồng hồ kêu khi chạy. ? mục 2 HĐ Thực hiện thí nghiệm chứng minh âm thanh truyền được qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. Chuẩn bị: Bình thuỷ tinh chứa nước, đồng hồ báo thức, túi ni-lông phân huỷ sinh học. Tiến hành: - Đặt đồng hồ đang đổ chuông trên bàn, em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ reo. Âm thanh truyền đến tai em qua chất nào? - Đưa đồng hồ đang đổ chuông vào túi ni-lông, buộc chặt túi rồi thả vào bình nước (Hình 3). Áp một tai vào thành bình, tại kia được bịt lại. Em có nghe tiếng chuông đồng hồ không? Âm thanh truyền đến tai em qua những chất nào? Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét. Phương pháp giải: Quan sát thí nghiệm và trả lời. Lời giải chi tiết: - Đặt đồng hồ đang đổ chuông trên bàn, âm thanh truyền đến tai em qua chất khí (không khí). - Đưa đồng hồ đang đổ chuông vào túi ni-lông, buộc chặt túi rồi thả vào bình nước. Em có nghe thấy tiếng chuông đồng hồ. Âm thanh truyền đến tai em qua chất rắn (bình thủy tinh), chất lỏng (nước). Nhận xét: Âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. ? mục 2 CH Nêu một số ví dụ về âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất lỏng, chất khí. Phương pháp giải: Tìm hiểu, nghiên cứu để trả lời. Lời giải chi tiết: - Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân: âm thanh có thể truyền qua chất rắn. - Con người nói chuyện với nhau: âm thanh truyền qua chất khí. - Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta: âm thanh truyền qua chất lỏng. ? mục 3 HĐ1 Đặt một chiếc đồng hồ đang hoạt động trên bàn giáo viên. - Các bạn ngồi ở bàn nào nghe được tiếng tích tắc to nhất, nhỏ nhất? - Em hãy di chuyển từ bàn đầu xuống dần cuối lớp, lắng nghe tiếng tích tắc để kiểm chứng câu trả lời trên. Phương pháp giải: Câu hỏi thực tiễn học sinh tự trả lời. Lời giải chi tiết: - Bạn ngồi bàn đầu nghe được tiếng tích tắc to nhất, bạn ngồi bàn cuối nghe được tiếng tích tắc nhỏ nhất. - Học sinh di chuyển để kiểm chứng. ? mục 3 HĐ2 Nhà bạn Minh ở gần ga tàu hoả, nhà bạn Hoa ở xa ga hơn. Bạn nào nghe thấy tiếng còi tàu to hơn? Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức khoảng cách càng gần thì âm nghe được sẽ rõ hơn để trả lời. Lời giải chi tiết: Bạn Minh nghe tiếng còi tàu to hơn. ? mục 3 CH1 Âm thanh nghe được to hơn hay nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa? Phương pháp giải: Từ những câu hỏi thực tiễn trên, rút ra nhận xét. Lời giải chi tiết: Âm thanh nghe được nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa. ? mục 3 CH2 Nêu ví dụ độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm. Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học, đã biết để trả lời. Lời giải chi tiết: Một số ví dụ: - Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi. - Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp nghe thấy bạn đọc bé và đi quá xa thì không nghe thấy gì nữa. - Ngồi gần đài nghe tiếng nhạc to, đi xa dần nghe tiếng nhạc nhỏ đi Em có thể Làm “Điện thoại dây” như hình 5 và mô tả âm thanh được truyền đi như thế nào. Phương pháp giải: Học sinh làm theo hướng dẫn và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Âm thanh truyền qua dây đến tai người nghe.
|