Trắc nghiệm: Ôn tập chương 1 Toán 5Đề bài
Câu 1 :
Héc-tô-mét vuông còn gọi là héc-ta hay ha. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai
Câu 2 :
Cho các phân số sau: 35;23;710;2750. Trong các phân số trên, phân số nào là phân số thập phân? A. 35 B.23 C. 710 D. 2750
Câu 3 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống : 57 ... 1 A. = B. > C. <
Câu 4 :
23dm= ...cm. Số thích hợp điền vào chỗ trống là: A. 230 B. 2300 C. 23000 D. 230000
Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống: 25 tấn = tạ.
Câu 6 :
Rút gọn phân số sau thành phân số tối giản: 1652=??
Câu 7 :
Tính rồi rút gọn: 75−56+13 A. 730 B. 2730 C. 1710 D. 910
Câu 8 :
Thực hiện phép tính 223:415 ta được phân số có tử số là
Câu 9 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống: 5m2cm ... 520cm A. > B. < C. =
Câu 10 :
Có 14 người làm xong một công việc trong 5 ngày. Hỏi nếu có 35 người thì sẽ làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? (biết mức làm của mỗi người là như nhau). A. 2 ngày B. 4 ngày C. 6 ngày D. 8 ngày
Câu 11 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống: 2hm25dam2 ... 2005dam2 A. > B. = C. <
Câu 12 :
A. 9 B. 900 C. 9000 D. 90000
Câu 13 :
Hiện nay tuổi An bằng 35 tuổi Bình. Ba năm trước An kém Bình 8 tuổi. Tính số tuổi mỗi người hiện nay. A. An 5 tuổi, Bình 13 tuổi B. An 12 tuổi, Bình 20 tuổi C. An 6 tuổi, Bình 14 tuổi D. An 9 tuổi, Bình 15 tuổi
Câu 14 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Hai bao có tất cả 120kg gạo. Nếu chuyển 20kg gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất 12kg gạo. Vậy lúc đầu bao thứ nhất có kg gạo, bao thứ hai có kg gạo.
Câu 15 :
Một người nuôi 112 con gà. Sau khi người đó mua thêm 38 con gà mái và bán đi 15 con gà trống thì lúc này số gà trống bằng 45 số gà mái. Hỏi lúc đầu người đó nuôi bao nhiêu con gà trống, bao nhiêu con gà mái? A. 40 con gà trống, 72 con gà mái B. 75 con gà trống, 37 con gà mái C. 75 con gà trống, 60 con gà mái D. 45 con gà trống, 67 con gà mái Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Héc-tô-mét vuông còn gọi là héc-ta hay ha. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Đáp án
A. Đúng Phương pháp giải :
Dựa vào cách viết khác của đơn vị héc-tô-mét vuông. Lời giải chi tiết :
Héc-tô-mét vuông còn gọi là héc-ta hay ha. Chú ý
Một số bạn chỉ nhớ héc-tô-mét vuông được viết tắt là hm2 mà không nhớ tới đơn vị hay được dùng trong thực tế là héc-ta hay ha.
Câu 2 :
Cho các phân số sau: 35;23;710;2750. Trong các phân số trên, phân số nào là phân số thập phân? A. 35 B.23 C. 710 D. 2750 Đáp án
C. 710 Phương pháp giải :
Các phân số có mẫu số là 10;100;1000... được gọi là phân số thập phân. Lời giải chi tiết :
Các phân số có mẫu số là 10;100;1000... được gọi là phân số thập phân. Mà trong các phân số trên ta thấy số phân số 710 có mẫu số là 10. Vậy phân số 710 là phân số thập phân.
Câu 3 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống : 57 ... 1 A. = B. > C. < Đáp án
C. < Phương pháp giải :
Phân số nào có tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1. Phân số nào có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. Phân số nào có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1. Lời giải chi tiết :
Phân số 57 có 5<7 nên 57<1.
Câu 4 :
23dm= ...cm. Số thích hợp điền vào chỗ trống là: A. 230 B. 2300 C. 23000 D. 230000 Đáp án
A. 230 Phương pháp giải :
Áp dụng nhận xét: Trong bảng đơn vị đo độ dài, hai đơn vị liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần. Lời giải chi tiết :
Ta thấy dm và cm là hai đơn vị đo độ dài liền nhau. Ta có 1dm=10cm nên 23dm=230cm (vì 10×23=230) Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống là 230. Chú ý
Một số học sinh nhầm sang bảng đơn vị đo diện tích nên chọn đáp án sai là B.
Câu 5 :
Điền số thích hợp vào ô trống: 25 tấn = tạ. Đáp án
25 tấn = tạ. Phương pháp giải :
Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần. Lời giải chi tiết :
Ta thấy hai đơn vị tấn và tạ là hai đơn vị đo khối lượng liền nhau. Ta có 1 tấn = 10 tạ nên 25 tấn = 250 tạ (vì 10×25=250) Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống là 250.
Câu 6 :
Rút gọn phân số sau thành phân số tối giản: 1652=??
Đáp án
1652=413
Phương pháp giải :
- Khi rút gọn phân số ta xét xem cả tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1, sau đó chia cả tử số và mẫu số cho số tự nhiên đó, cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản. - Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1. Lời giải chi tiết :
Ta có: 1652=16:452:4=413
Số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới là 4;13. Chú ý
Học sinh nào không tìm ra được luôn 16 và 52 đều chia hết cho 4 mà thấy rằng 16 và 52 hai số chẵn nên chia hết cho 2 thì có thể làm như sau: 1652=16:252:2=826=8:226:2=413
Câu 7 :
Tính rồi rút gọn: 75−56+13 A. 730 B. 2730 C. 1710 D. 910 Đáp án
D. 910 Phương pháp giải :
- Phép tính chỉ có phép tính cộng và trừ nên ta tính lần lượt từ trái sang phải. - Để cộng hoặc trừ hai phân số, ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi cộng hoặc trừ hai phân số đã quy đồng. Lời giải chi tiết :
75−56+13=4230−2530+13=1730+13=1730+1030=2730=910 Chú ý
- Một số bạn áp dụng sai thứ tự thực hiện phép tính, lấy 75 trừ đi tổng của 56 và 13 nên tìm được đáp án sai là 730. - Một số bạn làm đúng nhưng quên bước rút gọn thành phân số tối giản nên chọn đáp án chưa đúng là 2730.
Câu 8 :
Thực hiện phép tính 223:415 ta được phân số có tử số là Đáp án
Thực hiện phép tính 223:415 ta được phân số có tử số là Phương pháp giải :
- Có thể viết hỗn số thành một phân số như sau: + Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số + Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số - Sau khi đổi sang phân số ta thực hiện chia hai phân số. Lời giải chi tiết :
223:415=83:215=83×521=4063 Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 40. Chú ý
Bước đổi hỗn số thành phân số cần chú ý, nhiều bạn sau khi lấy phần nguyên nhân với mẫu số thường quên cộng thêm tử số ở phần phân số.
Câu 9 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống: 5m2cm ... 520cm A. > B. < C. = Đáp án
B. < Phương pháp giải :
- Đổi về cùng một đơn vị đo là cm rồi so sánh. - Áp dụng cách đổi 1m=100cm để đổi 5m sang đơn vị đo là cm. Lời giải chi tiết :
Ta có: 1m=100cm nên 5m=500cm. 5m2cm=5m+2cm=500cm+2cm=502cm. Mà 502cm<520cm. Vậy 5m2cm<520cm.
Câu 10 :
Có 14 người làm xong một công việc trong 5 ngày. Hỏi nếu có 35 người thì sẽ làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? (biết mức làm của mỗi người là như nhau). A. 2 ngày B. 4 ngày C. 6 ngày D. 8 ngày Đáp án
A. 2 ngày Phương pháp giải :
+ Để làm xong một công việc, càng có nhiều người thì thời gian hoàn thành công việc đó càng giảm. Vậy đây là bài toán tỉ lệ nghịch. + Với dạng bài về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau: Cách 1: Dùng phương pháp rút về đơn vị. Cách 2: Dùng phương pháp tìm tỉ số: số người tăng lên bao nhiêu lần thì số ngày làm phải giảm đi bấy nhiêu lần. Tóm tắt: 14 người : 5 ngày 35 người : … ngày? Lời giải chi tiết :
(Phương pháp rút về đơn vị) Một người làm xong công việc đó trong số ngày là: 14×5=70 (ngày) Nếu có 35 người thì sẽ làm xong công việc đó trong số ngày là: 70:35=2 (ngày) Đáp số: 2 ngày.
Câu 11 :
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ trống: 2hm25dam2 ... 2005dam2 A. > B. = C. < Đáp án
C. < Phương pháp giải :
Đổi về cùng một đơn vị đo là dam2 rồi so sánh. Lời giải chi tiết :
Ta có: 2hm2=200dam2 2hm25dam2=2hm2+5dam2=200hm2+5dam2=205dam2 Vì 205dam2<2005dam2 nên 2hm25dam2<2005dam2.
Câu 12 :
A. 9 B. 900 C. 9000 D. 90000 Đáp án
D. 90000 Phương pháp giải :
Đây là dạng bài tìm một phân số của một số, muốn tìm một phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số đã cho. Ta sẽ tìm 35 của 15hm2 là bao nhiêu hm2, sau đó đổi ra đơn vị m2; lưu ý rằng 1hm2=10000m2. Lời giải chi tiết :
35 của 15hm2 là: 15×35=9(hm2) Đổi 9hm2=90000m2. Vậy: 35 của 15hm2 là 90000m2. Chú ý
- Một số học sinh không đọc kĩ đề bài yêu cầu tìm ra đơn vị m2 nên có thể chọn đáp án sai là A. - Một số bạn nhớ nhầm sang bảng đơn vị đo độ dài, đổi 15hm=1500m, sau đó tìm 35 của 1500m nên chọn đáp án sai là B.
Câu 13 :
Hiện nay tuổi An bằng 35 tuổi Bình. Ba năm trước An kém Bình 8 tuổi. Tính số tuổi mỗi người hiện nay. A. An 5 tuổi, Bình 13 tuổi B. An 12 tuổi, Bình 20 tuổi C. An 6 tuổi, Bình 14 tuổi D. An 9 tuổi, Bình 15 tuổi Đáp án
B. An 12 tuổi, Bình 20 tuổi Phương pháp giải :
- Vì hiệu số tuổi của hai bạn không thay đổi theo thời gian nên hiện nay An vẫn kém Bình 8 tuổi. - Hiện nay tuổi An bằng 35 tuổi Bình hay tỉ số về số tuổi của An và Bình là 35. Ta biểu diễn số tuổi của An hiện nay là 3 phần bằng nhau, số tuổi của Bình hiện nay là 5 phần như thế. Coi tuổi An là số bé, tuổi Bình là số lớn, ta tìm hai số theo công thức: Số bé = Giá trị một phần × số phần của số bé hoặc Số lớn = Giá trị một phần × số phần của số lớn. Lời giải chi tiết :
Vì hiệu số tuổi của hai bạn không thay đổi theo thời gian, ba năm trước An kém Bình 8 tuổi nên hiện nay An vẫn kém Bình 8 tuổi. Ta có sơ đồ số tuổi hai bạn hiện nay: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5−3=2 (phần) Giá trị một phần là: 8:2=4 (tuổi) Tuổi An hiện nay là: 4×3=12 (tuổi) Tuổi Bình hiện nay là: 12+8=20 (tuổi) Đáp số: An 12 tuổi; Bình 20 tuổi. Chú ý
Học sinh cần nhớ hiệu số tuổi của hai người không thay đổi theo thời gian, từ đó xác định được hiệu số tuổi ở hiện tại hoặc một thời điểm nào đó.
Câu 14 :
Điền số thích hợp vào ô trống: Hai bao có tất cả 120kg gạo. Nếu chuyển 20kg gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất 12kg gạo. Vậy lúc đầu bao thứ nhất có kg gạo, bao thứ hai có kg gạo. Đáp án
Hai bao có tất cả 120kg gạo. Nếu chuyển 20kg gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì bao thứ hai nhiều hơn bao thứ nhất 12kg gạo. Vậy lúc đầu bao thứ nhất có kg gạo, bao thứ hai có kg gạo. Phương pháp giải :
- Chuyển 20kg gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì tổng số gạo ở hai bao không thay đối. - Khi đó ta có bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, coi số gạo lúc sau của bao thứ nhất là số bé, số gạo lúc sau của bao thứ hai là số lớn, ta tìm hai số theo công thức: Số bé = (tổng – hiệu) : 2 Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 - Tìm số gạo lúc đầu của bao thứ nhất là lấy số gạo lúc sau của bao thứ nhất cộng với 20kg. - Tìm số gạo lúc đầu của bao thứ hai ta lấy tổng số gạo của hai bao trừ đi số gạo lúc đầu của bao thứ nhất. Lời giải chi tiết :
Chuyển 20kg gạo từ bao thứ nhất sang bao thứ hai thì tổng số gạo ở hai bao không thay đối. Ta có sơ đồ biểu diễn số gạo lúc sau của hai bao: Lúc sau bao thứ nhất có số ki-lô-gam gạo là: (120−12):2=54(kg) Lúc đầu bao thứ nhất có số ki-lô-gam gạo là: 54+20=74(kg) Lúc đầu bao thứ hai có số ki-lô-gam gạo là: 120−74=46(kg) Đáp số: Bao thứ nhất 74kg; Bao thứ hai 46kg. Vậy số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới là 74;46. Chú ý
- Có thể tính lúc sau bao thứ hai có bao nhiêu ki-lô-gam gạo bằng cách tính (120+12):2, sau đó tính số gạo lúc đầu của bao thứ hai bằng cách lấy số gạo lúc sau trừ đi 20kg. - Đề bài hỏi số gạo lúc đầu của mỗi bao, bạn nào ghi kết quả số gạo lúc sau của mỗi bao là sai.
Câu 15 :
Một người nuôi 112 con gà. Sau khi người đó mua thêm 38 con gà mái và bán đi 15 con gà trống thì lúc này số gà trống bằng 45 số gà mái. Hỏi lúc đầu người đó nuôi bao nhiêu con gà trống, bao nhiêu con gà mái? A. 40 con gà trống, 72 con gà mái B. 75 con gà trống, 37 con gà mái C. 75 con gà trống, 60 con gà mái D. 45 con gà trống, 67 con gà mái Đáp án
B. 75 con gà trống, 37 con gà mái Phương pháp giải :
- Đề bài cho tổng số gà ban đầu nhưng lại cho tỉ số giữa gà trống và gà mái lúc sau, tức là sau khi mua thêm 38 con gà mái và bán đi 15 con gà trống . Để tính được lúc đầu người đó có bao nhiêu con gà mỗi loại, ta sẽ đi tìm số gà mỗi loại lúc sau. - Sau khi người đó mua thêm 38 con gà mái và bán đi 15 con gà trống thì tổng số con gà là: 112+38−15=135 (con) Theo đề bài, lúc sau số gà trống bằng 45 số gà mái nên ta biểu diễn số gà trống lúc sau bằng 4 phần bằng nhau, số gà mái lúc sau bằng 5 phần như thế. Coi số gà trống là số bé, số gà mái là số lớn, ta tìm hai số theo công thức: Số bé = Giá trị một phần × số phần của số bé hoặc Số lớn = Giá trị một phần × số phần của số lớn. - Tìm số gà mái ban đầu ta lấy số gà mái lúc sau trừ đi 38. - Tìm số gà trống ban đầu ta lấy tổng số gà ban đầu trừ đi số gà mái ban đầu. Lời giải chi tiết :
Sau khi người đó mua thêm 38 con gà mái và bán đi 15 con gà trống thì tổng số con gà là: 112+38−15=135 (con) Ta có sơ đồ biểu diễn số gà lúc sau: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 4+5=9 (phần) Giá trị một phần là: 135:9=15 (con) Số gà mái lúc sau là: 15×5=75 (con) Lúc đầu người đó nuôi số con gà mái là: 75−38=37 (con) Lúc đầu người đó nuôi số con gà trống là: 112−37=75 (con) Đáp số: 75 con gà trống; 37 con gà mái.
|