Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.

Cuộc sống của Bác giản dị biết bao, mà cũng vĩ đại biết bao. Tâm hồn Bác không chỉ lộng gió thời đại, mà còn rất gần gũi yêu thương. Bác hiểu nỗi tủi hờn của người chiến sĩ, Bác đặt lại cho anh cái tên đẹp hơn. Bác thương anh cảnh vệ nóng nực, Bác cho ngủ trên chiếc bàn quý.

    Tấm lòng của Bác Hồ đối với dân với nước như thế nào, tâm hồn của Bác đẹp như thế nào, đức tính của Bác giản dị và khiêm tốn như thế nào, nhân cách của Bác vĩ đại như thế nào, ai cũng biết. Nhưng điều quan tâm ở đây không phải là những cái đó đã làm nên những phẩm chất cao quý như thế nào, mà ở chỗ phẩm chất dó đã ảnh hưởng, cảm hoá như thế nào đến mọi người xung quanh, đến cuộc đời.

Tôi có thể khẳng định rằng, anh hoa từ con người Bác phát ra, chiếu rọi làm cho tâm hồn ta trong sáng hơn, cuộc đời đẹp hơn.

Vì sao vậy? Tục ngữ chẳng đã có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng là gì. Ở bên Bác, lẽ nào những phẩm chất của Người lại không ảnh hưởng sang ta? Hơn nữa, người Việt Nam ta yêu quý Bác lắm, mà khi người ta yêu quý ai thì người ta muốn làm cho người ấy vui, muốn được như người ấy. Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.

Còn nhớ sau ngày giành độc lập tháng 9 năm 1945, dân tộc ta ở thế ngàn cân treo sợi tóc, cùng một lúc phải đối phó với những khó khăn thử thách tưởng chừng như không thể vượt qua. Bác Hồ gọi chúng là giặc: giặc đói, giặc dốt, và giặc ngoại xâm. Đánh bại ba thứ giặc ấy, đâu có dễ. May thay, dân tộc ta có Bác. Chưa kể Bác là người tài giỏi như thế nào, mưu lược như thế nào, chỉ riêng việc Bác hết lòng chống ba thứ giặc đó cũng đủ là một tấm gương lớn cổ vũ mọi người. Bác Hồ kêu gọi nhường cơm xẻ áo và người gương mẫu thực hiện. Việc làm ấy khiến những ai còn chần chừ chưa muốn tham gia, tự thấy hổ thẹn và làm theo, những ai đã tham gia càng trở nên hăng hái.

Trong suốt chín năm kháng chiến, bàn chân Bác đã in dấu khắp các nẻo đường Việt Bắc. Bao nhiêu ngọn núi, con suối, cái đèo Bác đã qua, không thể đếm hết. Chiến dịch đầu tiên mở, Bác băng rừng lội suối đến tận nơi. Thương Bác tuổi cao sức yếu, anh em phục vụ tìm cho Bác một con ngựa, nhưng Bác lại nảy ra sáng kiến dùng ngựa để chở đồ đạc hộ mọi người cho đỡ mệt. Chao ôi, tấm lòng của một vị lãnh tụ! Và thế là, không còn ai thấy mệt, họ hăng hái lên đường.

Ở đâu Bác cũng quan tâm đến những người ở xung quanh mình. Cơ quan sắp chuyển chỗ ở mới, Bác vẫn trồng rau, với một suy nghĩ thật giản dị: Mình không ăn thì đồng bào ăn. Việc làm ấy khiến mấy anh cán bộ định thu hoạch cả rau non chưa đến lứa tự thấy xấu hổ mà theo gương Bác, cũng trồng thêm.

Cuộc sống của Bác giản dị biết bao, mà cũng vĩ đại biết bao. Tâm hồn Bác không chỉ lộng gió thời đại, mà còn rất gần gũi yêu thương. Bác hiểu nỗi tủi hờn của người chiến sĩ, Bác đặt lại cho anh cái tên đẹp hơn. Bác thương anh cảnh vệ nóng nực, Bác cho ngủ trên chiếc bàn quý. Cái bàn quý hơn hay anh em quý hơn? - câu nói ấy khiến người phụ trách hiểu ra tấm lòng Bác mà cảm thông hơn với đồng đội của mình.

Dù bận trăm công nghìn việc, Bác vẫn dành thì giờ thăm hỏi đồng bào. Bác thăm một trường học, học sinh ngoan hơn và chăm học hơn. Bác thăm một nhà máy, anh chị em lao động hăng say hơn. Bác thăm một cánh đồng, lúa thêm nẩy hạt nặng bông.

Vì sao vậy?

Nhà thơ Tố Hữu đã lí giải:

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn!

Trích: hoctot.nam.name.vn

  • Em hiểu câu nói : Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

    Cuộc sống không phải là thảm đỏ, hoa thơm nhờ có ý chí bản thân sẽ vượt qua tất cả. Trước gian lao thử thách con người phải có nghị lực và tài năng. Tài năng chính là biết được sức mình và biết được phải đi bằng con đường nào, lựa chọn giải pháp nào để hoàn thành công việc.

  • Hãy trình bày ý kiến về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

    Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được.

  • Phân tích câu tục ngữ: Đói cho sạch rách cho thơm.

    Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người

  • Phân tích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

    Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhăm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

  • Phân tích bài ca dao sau: Anh em như thể tay chân - Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

    Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close