Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Khi đề cập các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân châu Âu. V l.Lênin nêu lên hai yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

Khi đề cập các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân châu Âu. V l.Lênin nêu lên hai yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

Khi đề cập sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân. Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba đó là phong trào yêu nước. Trong bài Thường thức chính trị viết năm 1953. Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Hồ Chí Minh viết bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng, trong đó nói rõ: chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Đây chính là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam.

Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam và đối với quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Người cũng đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng cách mạng, số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tuy ít nhưng theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của lực lượng cách mạng không phải do số lượng của lực lượng đó quyết định. Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc để gây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, sở dĩ giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam còn là vì: giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến.

Hồ Chí Minh- nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp dần đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì những lý do sau đây:

Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chỉ tính riêng trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, phong trào yêu nước của nhân dân ta dâng lên mạnh mẽ như những lớp sóng cồn nối tiếp nhau. Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.

Hai là phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung. Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và có phong trào đấu tranh, lúc đầu là đấu tranh kinh tế, và sau này là đấu tranh chính trị, thì phong trào công nhân kết hợp được ngay từ đầu và kết hợp liên tục với phong trào yêu nước. Cơ sở của sự kết hợp giữa hai phong trào này là do xã hội nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai. Vì vậy giữa hai phong trào đều có một mục tiêu chung, yêu cầu chung giải phóng dân tộc làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. Hơn nữa chính bản thân phong trào công nhân, xét về nghĩa nào đó lại mang tính chất của phong trào yêu nước, vì phong trào đấu tranh của công nhân không những chống lại ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân tộc.

Ba là phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Đầu thế kỷ XX, nông dân Việt Nam chiếm tới khoảng hơn 90% dân số. Giai cấp nông dân là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử chi phối, không có công nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp từ người nông dân nghèo. Do đó giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng.

Bốn là, phong trào yêu nước của tri thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn đậm nét bởi vai trò của trí thức, tuy số lượng không nhiều nhưng lại là những "ngòi nổ" cho các phong trào yêu nước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai, cũng như thúc đẩy sự canh tân và chấn hưng đất nước. Trong lịch sử Việt Nam một trong những nét nổi bật nhất là sự bùng phát của các tổ chức yêu nước mà thành viên và những người lãnh đạo tuyệt đại đa số là tri thức. Với một bầu nhiệt huyết, yêu nước, thương nòi, căm giận bọn cướp nước và bọn bán nước, họ rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động và có cơ hội đón nhận những "luồng gió mới" về tư tưởng của tất cả các trào lưu trên thế giới dội vào Việt Nam.

 

close