Về bài thơ Cảnh chiều hôm (Vãn cảnh) của Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 12Câu thơ thứ nhất là một thi tứ quen thuộc trong thơ cổ: hoa nở rồi lại tàn theo quy luật tự nhiên. Đề bài Về bài thơ Cảnh chiều hôm (Vãn cảnh) của Hồ Chí Minh Lời giải chi tiết DÀN BÀI 1. Hai câu thơ đầu - Câu thơ thứ nhất là một thi tứ quen thuộc trong thơ cổ: hoa nở rồi lại tàn theo quy luật tự nhiên. Câu thơ gợi ra một dự cảm về sinh mệnh mỏng manh của loài hoa hồng: nở ra, rơi rụng, rồi tàn lụi. - Đến câu thơ thứ hai mới thực sự bộc lộ ý tưởng mà Bác muốn gửi gắm: "Hoa khai, hoa tạ lưỡng vô tình” (Hoa nở, hoa tàn, hai sự đó đều vô tình). Vấn đề cần xác định là chủ thể của “vô tình” là ai? Có lẽ nên hiểu theo cách: Chỉ có tạo hóa, hiểu như một quy luật của tự nhiên lạnh lẽo vô tình với sự tàn sự nở của bông hoa. Vậy là có một kiếp hoa uổng phí. Nó là hiện thân của cái Đẹp, được quyền tồn tại mãi trên cõi đời này. Nhưng cái Đẹp mỏng manh ấy làm sao có thể chiến thắng được quy luật của tự nhiên. Mặt khác, bông hoa tàn, nở khung cảnh chiều hôm. Giữa sự tàn, nở của hoa với thời gian trôi, cả hai đồi tình, lạnh lẽo. Chắc chắn câu thơ ẩn chứa một tâm trạng bồn chồn, sốt ruột của Bác khi thời giờ cứ trôi đi một cách uổng phí trong tù. 2. Hai câu thơ sau - Trong cảnh chiều hôm ấy, bông hoa nở rồi tàn nhưng cái phần tinh tuý nhất là mùi hương của nó đã chủ động đi tìm người tri kỉ: bay thấu trong ngục để tìm đến người tù. - Nhưng hương hoa tìm đến người tù để “tố bất bình” - kể với người tù nỗi bất bình của mình. Nhưng là bất hình về cái gì? Bông hoa tìm đến người để giải toả nỗi ấm ức về kiếp phận mong manh của mình. Không phải ngạc nhiên mà nó tìm đến người tù Hồ Chí Minh, bởi vì người tù ấy mang một trái tim nghệ sĩ sẽ hiểu và thấy được giá trị của cái Đẹp, lắng nghe và cảm thông được trước kiếp phận của bông hoa. Có lẽ loài hoa ấy hiểu được thiên chức người nghệ sĩ: sáng tạo để bất tử hoá cái Đẹp. Tạo hoá vô tình mà huỷ diệt cái Đẹp, thì nghệ sĩ bằng tài năng và tấm lòng đã lại phục sinh cái Đẹp. HocTot.Nam.Name.Vn
|