Thành ngữ chỉ những người thông minh, học giỏi, sáng dạ, có tài viết văn hay, chữ đẹp, toàn diện về mọi mặt.

Văn hay chữ tốt.


Thành ngữ chỉ những người thông minh, học giỏi, sáng dạ, có tài viết văn hay, chữ đẹp, toàn diện về mọi mặt.

Giải thích thêm
  • Văn hay: có khả năng viết văn hay.

  • Chữ tốt: có tài viết chữ đẹp.

  • Thành ngữ xuất phát từ câu chuyện Cao Bá Quát đi học: Thuở xưa, Cao Bá Quát viết văn hay, nhưng vì chữ xấu nên thầy cho điểm kém. Một lần, có một ông cụ nhờ Cao Bá Quát viết nhờ lá đơn kêu oan. Ông vui vẻ đồng ý. Nhưng nào ngờ chữ xấu quá, quan không đọc được, liền đuổi ông cụ về. Cao Bá Quát vô cùng ân hận vì điều đó, vì vậy, ông đều kiên trì, rèn luyện chữ viết mỗi ngày. Sau này, Cao Bá Quát nổi danh cả nước là người văn hay chữ tốt.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Ông ngoại tôi nổi tiếng khắp làng vì văn hay chữ tốt. Ông thường được mời viết thư pháp và câu đối trong các dịp lễ Tết.

  • Anh ta là người văn hay chữ tốt, học môn nào cũng giỏi.

  • Các em học sinh cần học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức mỗi ngày để trở thành người văn hay chữ tốt.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:

  • Học đâu biết đó.

  • Học một biết mười.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Văn dốt võ nát.

close