Nghị luận về ý kiến của Xuân Diệu trong cuốn Trò truyện với các bạn làm thơ trẻTrong cuốn Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, thi sĩ Xuân Diệu đã khẳng định: “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và các thể..."
Đề bài Trong cuốn Trò truyện với các bạn làm thơ trẻ, thi sĩ Xuân Diệu đã khẳng định: “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và các thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh đế nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời, anh phải đấu tranh để cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa”." Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Lời giải chi tiết YÊU CẦU 1. Hiểu đúng ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu: Sáng tác thơ nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung rất cần phải sáng tạo, tức là sản sinh ra cái mới mẻ, độc đáo, có giá trị thẩm mĩ. Tuy vậy, cái mới, cái lạ chỉ được coi là sự sáng tạo khi nó phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của quần chúng và họ có thể cảm nhận được. Những cái mới lạ nhưng bí hiểm không được coi là sự sáng tạo chân chính. Chỉ khi nào nhà thơ đáp ứng được đòi hỏi đó, tác phẩm mới có giá trị, mới được công chúng yêu thích. Nói một cách ngắn gọn, qua ý kiến nêu ở đề bài, Xuân Diệu đòi hỏi nhà thơ phải có phong cách nổi bật, tức là phải có nét riêng biệt, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. 2. Chọn lọc một số bài thơ tiêu biểu, phân tích để nêu bật được những sáng tạo độc đáo của các tác giả về cả nội dung và nghệ thuật. (Có thể chọn những bài thơ có một số nét tương đồng và phân tích những bài thơ này để thấy được sự sáng tạo độc đáo của từng cây bút Chẳng hạn có thể phân tích một số bài thơ cùng viết về người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp như Tây Tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng nguyên, Đồng chí của Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi bài). Mặt khác, cũng cần phải phân tích một hai trường hợp nhà thơ đã “sáng tạo” một cách bí hiểm, đã cố tình tạo nên sự mới lạ theo lối "anh hùng chủ nghĩa” nên đã bị người đọc lãng quên. 3. Đây là ý kiến rất đúng, phù hợp với đặc trưng của văn học nghệ thuật - lĩnh vực của cái độc đáo, không chấp nhận sự sản xuất đồng loại, mà “mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (Lêônit Lêônốp); người nghệ sĩ không thể lặp lại người khác và cũng không thể lặp lại chỉnh mình. Đây là yêu cầu rất cao đối với mỗi bài thơ, bởi vậy không dễ gì đạt được. BÀI LÀM Tâm hồn con người là cả một thế giới phong phú. Thơ là sản phẩm của tâm hồn, nên nó mang lắm điều kì diệu. Sáng tác thơ là một công việc đặc biệt, ở mỗi bài thơ, vai trò cá nhân người thi sĩ rất lớn. Làm thơ, đòi hỏi nhà thơ phải xác định cho được cái tôi của mình. Điều này đã được nhiều nhà thơ khẳng định. Chính Xuân Diệu trong cuốn trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ đã nhấn mạnh: “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và các thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh đế nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời, anh phải đấu tranh để cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa”. Trong cuộc sống, không phải ai cũng làm được thơ mặc dù trong mỗi con người mà tạo hoá sinh ra đều có chất thi sĩ. Làm thơ đã khó, làm thơ hay lại càng khó hơn. Ngay ở những nhà thơ lớn, không phải bài nào cũng hay. Bởi thơ là một sáng tạo rất “đặc biệt”, rất “cá thể”. Thơ là sản phẩm của tâm hồn. Nói cho cụ thể hơn, thơ là con đỏ của “những trạng thái tâm hồn”. Ngay điều đó so với quá trình tạo ra các sản phẩm khác, nó đã đặc biệt lắm rồi. Mỗi tâm hồn là một vương quốc riêng, đầy bí ẩn, tuy giữa những tâm hồn có những tàn sóng giao thoa nhau. Chính vì thế nên thơ không thể là sự “cộng tác” của những tâm hồn, cho dù là “những tâm hồn đồng điệu”. Nó là “một việc do cá nhân thi sĩ làm”. Có thể trong một phút rung động, một trạng thái khác thường, tràn đầy cảm xúc của thi sĩ, thế là thơ ca ra đời. Phút rung động ấy ở nhà thơ này không giống nhà thơ khác. Nếu nhà thơ để giây phút ấy qua đi, thì khó có thể tìm thấy nó ở những thời điểm khác. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, cá nhân người nghệ sĩ có vai trò quyết định. Một tác phẩm xuất sắc là kết quả sáng tạo của một thi sĩ, ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, không có sự trùng lặp. Điều đó giúp chúng ta cắt nghĩa lại sao cho đến bây giờ chế độ tốt đẹp của chúng ta vẫn chưa sản sinh ra được một Nguyễn Du, một Truyện Kiều. Làm thơ và cả một quá trình lao động nghệ thuật nặng nhọc và lâu bền. Nhưng theo tôi, đấy cũng chỉ là một trong những yếu tố" tạo nên “sức nặng” cho bài thơ. Điều quan trọng hơn có lẽ phải kể đến tài năng cá nhân, đôi khi do bẩm sinh, của người nghệ sĩ. Bông hồng vàng của Pauxlôpxki có cái lóng lánh sắc vàng của những vảy vàng góp nhật bàn tay lao động, bằng sự miệt mài, bằng nghị lực phi thường. Nhưng thật là thiếu sót, nếu chúng ta không cảm nhận được ở đó cái duyên dáng rất riêng của bàn tay sàng sẩy. Tôi nghĩ, chính cái khác biệt, cái riêng lẻ là phần tạo nên giá trị của Bông hồng vàng, làm cho chúng ta luôn nhớ Pauxtôpxki. Sáng tác thơ là một thứ sản xuất "đặc biệt” và “cá thể". Đặc biệt và cá thể đến mức mỗi sáng tác là một sự tồn tại duy nhất. Đó là tính đơn nhất của nghệ thuật. Đó cũng là một quy luật hết sức nghiệt ngã trong sáng tác nghệ thuật. Không đàm bảo quy luật đó, bài thơ sẽ chẳng để lại trong trái tim người đọc một điều gì, do đó đương nhiên nhà thơ sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Có nhiều bài thơ cùng viết về một đề tài, thậm chí có khi trùng hợp trong một đề tài hẹp. Thế nhưng, chúng vẫn có thể hiện diện ở trong các tuyển tập, không bị quy luật khắc nghiệt nói trên đào thải, nếu như mỗi thi sĩ có một cách riêng, đảm bảo được tính đơn nhất cho tác phẩm của mình. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm” - đó là một sự hiển nhiên. Sự hiển nhiên ấy đòi hỏi người làm thơ phải để lại ở mỗi bài thơ, mỗi tập thơ dấu ấn riêng biệt của mình. Trong tác phẩm nghệ thuật nói chung và nhất là trong thơ ca nói riêng, dấu ấn cá nhân được thể hiện trên nhiều phương diện. Nó có thể được người đọc nhận thấy ở cả nội dung lẫn hình thức, ở trong cách cảm, cách nghĩ... của nhà thơ. Theo tôi, người đọc luôn tìm thấy ở nhà thơ những quan điểm riêng trước cuộc sống, tìm ở nhà thơ một cách nói mới mẻ, độc đáo… Con người và cuộc sống từ ngàn xưa đã là đối tượng phản ánh của thơ ca. Nhưng cuộc sống và con người trong thơ ca là cuộc sống và con người được phản ánh qua một lãng kính rất cụ thể, rất cá biệt - đấy là tâm hồn, tư tưởng, tình cảm... của người nghệ sĩ. Nếu như các ngành khoa học tự nhiên loại trừ các yếu tố cá biệt để xác lập tính quy luật có giá trị phổ quái thì văn học nghệ thuật, trong đó có thơ ca, lại chỉ có thể tồn tại trong cuộc đời khi có dấu ấn của sự cá biệt. Trong mỗi câu thơ hay, người đọc đều tìm thấy một tấm lòng, một nỗi niềm, một ước vọng, một khao khát riêng tư,... Nhưng thơ không chỉ nói cái gì riêng của nhà thơ mà phải thông qua cái riêng ấy để nói lên những lo toan chung, sướng khổ chung của cuộc sống và của mọi người, của mọi thế hệ. Đọc Truyện Kiều, nhiều thế hệ thấy nét rất riêng của cụ Nguyễn Tiên Điền, đồng thời cũng tiếp nhận được một điều gì đó lần gũi, hữu ích cho mình, cho cuộc sống hôm nay. Đúng là nhà thơ “phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt" của mình “để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ": nói cách khác là để nói những cái đó một cách riêng, ghi dấu ấn cá nhân. Trong khi nói “cái to tát của xã hội”, “cái tốt đẹp của chế độ”, nhà thơ phải tạo ra được những tâm trạng điển hình. Đó là một đòi hỏi, một phẩm chất của thơ ca. Có nhà thơ đã nói: “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy”. Chất liệu cuộc sống trên đường thâm nhập vào tác phẩm đã mang theo bao nỗi niềm của người sáng tạo. Và khi bài thơ trở lại với cuộc đời, nó đã in dấu “tâm hồn cá biệt" của nhà thơ. Thật chí lí khi một nhà thơ nước ngoài nói đại ý: Thế giới nét làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã “nhuốm máu” người nghệ sĩ. Chất “cá tính” trong thơ làm cho tác phẩm khỏi “khô khan” và “nhạt nhẽo”, làm cho thư nói được điều ngàn xưa đã nói mà vẫn mới mẻ như thường. Công chúng đến với thơ đâu phải chỉ để tìm những tri thức về con người và xã hội, mà họ còn thú vị trước sự độc đáo của một tâm hồn, trước tài năng của đồng loại. Đọc một bài thơ, người ta nghĩ về cuộc sống, về con người, về một tâm hồn thơ “cá biệt”. Sự hiện diện của cá nhân người nghệ sĩ trong bài thơ mở ra cho người đọc nhiều vấn đề có ý nghĩa, gợi lên một sự say mê, hấp dẫn. Nhà thơ đi sầu vào tấm hồn riêng tư của mình để nói những điều nhiều người cùng suy nghĩ, cùng quan tâm. Cho nên điều nhà thơ nói đến đối với chúng ta nhiều khi sâu sắc đến lạ kì. Tính cá thể trong lao động thơ đã góp phần làm nên sức mạnh đặc trưng của thơ. Con người mà nhà thơ để lại trong thơ của mình phải là con người có cá tính. Chúng ta cần sự độc đáo của cá tính ấy, do đó mỗi nhà thơ nên có một phong cách thơ. Rõ ràng, sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo. Tuy vậy - theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điều đó không hợp với thơ và không phải là phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đâu tranh để cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành "anh hùng chủ nghĩa”. Trong khi sáng tác, nhà thơ không thể cứ chăm chăm nghĩ rằng mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động, dồn toàn tâm, toàn ý, bằng xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ hiểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút. Tính đặc thù của thư đòi hỏi cái “tôi" của nhà thơ phải có chỗ đứng đặc biệt, nhất là đôi với thơ trữ tình, ở nước ta, có lẽ dòng văn học lãng mạng là dòng văn học trong đó có các nhà thơ sớm có ý thức về cái “tôi” của mình. Câu thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám: Ta là một, là riêng, là duy nhất Không có chỉ bè bạn nổi cùng ta. vừa có cái ngạo nghễ, cực đoan của một nhà thơ trẻ sớm được xã hội thừa nhận, song vừa là sự khẳng định cái cá biệt, độc đáo - một yêu cầu không thể (hiếu được của quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhất là thơ ca. Nhà thơ phải có cá tính, có sự độc đáo. Những phẩm chất đó sẽ khắc chạm thơ anh vào tâm trí người đọc, khẳng định sự tồn lại của tác phẩm nghệ thuật. Thơ vốn cần có cá tính, cá tính này có giá trị thẩm mĩ, để thông qua tâm hồn nhà thơ nói lên những điều mọi người cùng trăn trở, lo toan. Lời tâm sự của Xuân Diệu thật đúng đắn cả về lí luận cũng như trên thực tế sáng tác. Lời tâm sự ấy rút ra từ chính cuộc đời làm thơ, sống hết mình với thơ của Xuân Diệu và nhớ đến những vần thơ bỏng cháy yêu thương rất Xuân Diệu: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Hãy đập vào tim anh. Thiên tài là ở đó. Khi ấy những bài thơ của riêng anh sẽ ra đời. Đó cũng chính là bài thơ của mọi người, bài thơ thơ nhất. Trần Thị Ngọc Hoa (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - Bài đoạt giải nhì) HocTot.Nam.Name.Vn
|