Triết học thời Tống (960 - 1279)Các nhà triết học thòi Tống đều đứng trên danh nghĩa bảo vệ và phát triển Nho giáo để trình bày ý kiến của mình, nhưng thực tế trong tư tưởng của họ thể hiện rất rõ sự thống nhất tư tưởng của Nho - Phật - Lão Các nhà triết học thòi Tống đều đứng trên danh nghĩa bảo vệ và phát triển Nho giáo để trình bày ý kiến của mình, nhưng thực tế trong tư tưởng của họ thể hiện rất rõ sự thống nhất tư tưởng của Nho - Phật - Lão. Chính đặc điểm đó đã hình thành một phong cách riêng của các nhà Nho thời Tống, của học thuật thời Tống mà người sau thường dùng những danh từ như "Tống Nho", "Đạo học", "Lý học" để chỉ nó. Sau đây là một số nhà triết học tiêu biểu: Thiệu Ung (1011 - 1077), nhà triết học duy tâm, người tiên phong trong việc kết hợp tư tưởng Nho - Phật - Lão trong học thuyết của mình, ông là người tinh thông "Kinh Dịch", đi sâu vào khoa bói toán, dịch số, sâm vĩ. Tác phẩm chủ yếu của ông có: Hoàng Cực Kinh Thế, Tiên thiên đồ, Quan vật thiên, Ngư tiều vấn đáp . Về nguồn gốc của vạn vật, ông dựa theo cách phân thích của “Dịch truyện" về sự hình thành tám quẻ, dùng phương pháp "lưỡng phân" (phân đôi) để giải thích sự phát sinh của vạn vật, ông nói: một (Thái cực) sinh hai (Lưỡng nghi), hai sinh bốn (Tứ tượng), bốn sinh tám (bát quái), tám phân thành mười sáu... ông cho rằng từ Thái cực (cái Một) phân đôi mà thành hai thế lực "âm - dương", hai thế lực đó tác động lẫn nhau rồi cứ phân đôi mãi mà sinh ra vạn vật cụ thể. Nhưng Thái cực là gì, Thiệu Ung cho rằng "Đạo là Thái cực", "Tâm là Thái cực". Ổng nói: "Trời đất sinh ở Thái cực. Thái cực là cái Tâm của ta; muôn vật biến hoá là do Thái cực sinh ra, tức là do Tâm của ta sinh ra vậy. Bởi vậy mới nói Đạo của trời đất có đủ ở người". Như vậy quan niệm của ông về nguồn gốc của thế giới là duy tâm chủ quan. Trong quan niệm của ông vể sự phát sinh, phát triển của thế giới có yếu tố biện chứng, mặc dù có màu sắc duy tâm: theo lý âm dương, tiêu trường, thịnh suy, ông suy ra: từ nửa đêm (giờ Tý) đên giữa trưa (giờ Ngọ) là lúc âm tiêu dương trướng, từ suy sang thịnh của một ngày; từ trưa đến nửa đêm là lúc dương tiêu âm trướng từ thịnh sang suy của một ngày; từ đó suy ra 12 giờ là một ngày, 30 ngày là một tháng, 12 tháng là một năm, 30 năm là một "Thế”, 12 "Thế” là một "Vận" (360 năm), 30 "Vận" là một "Hội" (10.800 năm), 12 "Hội" là một "Nguyên" (129.600 năm), cuộc thịnh - suy cứ lần lượt thay đổi cho đến hết một Nguyên thì vạn vật phải tiêu diệt, một thế giới mới lại bắt đầu hình thành, tuần tự lại lặp lại... Xuất phát từ quan niệm "vạn vật do "Tâm" sinh ra”, "Đạo của trời đất có đủ ở người”, Thiệu Ung chủ trương tu tâm để giữ cho cái "Tâm" được "hư không bất động", "thuần nhất bất phân" để quan sát, ứng biến với vạn vật biến hoá; quy luật của thiên nhiên (Đại vũ trụ) đồng nhất với quy luật của Tâm con người (Tiểu vũ trụ). Chu Đôn Di (1017 - 1073), tự là Mậu Thúc, còn lấy hiệu là Liêm Khê. Chu Đôn Di gọi cái trạng thái hỗn độn đầu tiên nhất của vũ trụ là "Thái cực", quá trình vận động của "Thái cực" sinh ra hai khí là "âm - dương", do sự tác động của âm - dương sinh ra "Ngũ hành" (năm yếu tố vật chất đầu tiên), rồi sinh ra vạn vật. Trong sách "Thái cực đồ thuyết", ông vẽ "Thái cực đồ" gồm có 5 vòng tròn: vòng trên cùng vẽ vòng tròn để trống không, biểu tượng của Thái cực; vòng thứ hai vẽ biểu tượng của âm - dương trong đó có Thái dương - Thiếu âm, Thái âm - Thiếu dương biểu hiện sự vận động; vòng thứ ba vẽ biểu tượng Ngũ hành do gốc của âm - dương tác động với nhau mà ra; vòng thứ tư vẽ biểu tượng của càn - khôn (nam - nữ); vòng thứ năm vẽ vòng tròn trông không, biểu tượng sự hoá sinh vạn vật. Nhưng Thái cực là gì? Chu Đôn Di lại cho rằng Thái cực sinh ra từ trong cái "vô cực", do vậy suy đến cùng thì nó vẫn là một "vật tự có" nào đó, mông lung không thể nhận biết được; nó biểu hiện cho cái “hư vô tuyệt đối" chi phối tất cả. Chu Đôn Di cũng cho rằng: vạn vật đều do Âm - dương, Ngũ hành mà ra nhưng duy chỉ có con người là bẩm thụ được cái khí tinh anh của Thái cực, Âm dương, Ngũ hành cho nên có tri thức, sáng suốt hơn muôn vật, khi hình [thể xác] đã sinh ra thì [tinh] thần mới xuất hiện, mới có tri thức và phân biệt thiện - ác, tuy nhiên do cái "khí tinh anh" ấy phân bố có "chỗ dày mỏng khác nhau" cho nên ngưòi ta có sự bất đồng về tính tình và hình thể, duy chỉ có bậc thành nhân mới lĩnh hội được đầy đủ cái khi tinh anh hơn người do vậy mà thông minh và có đủ cả "cái lý của trời đất" trong mình (Thái cực đồ thuyết). Xuất phát từ quan niệm "trời người hợp nhất", ông cho rằng thế giới tự nhiên cũng có ý nghĩa đạo đức, do vậy con người cũng phải phóng sinh theo trời đất mà hợp đạo: “Trời lấy dương sinh vạn vật, lấy âm thành vạn vật. Sinh túc là Nhân, thành túc là Nghĩa. Cho nên thánh nhân ở trên phải lấy điều nhân để nuôi vạn vật, lấy điều nghĩa để sửa [cai trị] muôn dân". (Xem thiên Hoá Thuận, Thông Thư). Chu Đôn Di tuyên truyền cho thứ đạo đức "Người quân tử lấy đạo đức làm quý, lấy cái thân được yên ổn làm giàu, xem ngựa xe áo mũ là nhỏ nhen, xem vàng ngọc là tro bụi" (Thông Thư), ở đây những quan niệm về sự hình thành và phát triển của thế giới, tư tưởng cho rằng thể xác có trước tinh thần có sau… của Chu Đôn Di mang tính duyvật chất phác, chống lại thế giới quan thần học, đành rằng suy cho đến cùng thì học thuyết của ông vẫn là một học thuyết duy tâm thần bí. Trương Tải (1020 - 1077), lấy hiệu là Hoành Cừ, nhà thiên văn học, nhà triết học có nhiều tư tuởng duy vật xuất sắc thời Tống, ông là người thông hiểu kinh sách của Phật, Lão, về sau chuyên chú vào "Lục Kinh" của Nho gia. Trương Tải đã đưa học thuyết về "Khí" trong tư tưởng triết học cổ đại Trung Quốc phát triển lên một bước mới. Ông cho rằng mọi hiện tượng đều từ "Khí" mà ra, mọi cái vô hình hay hữu hình đều là một bộ phận của khí. Về phạm trù "Khí", ông đưa ra một cách giải thích mới. Ông cho rằng trong khí "Khí" chưa ngưng tụ hoặc chưa “bốc hơi" thì không có hình dạng, mắt thường ta không nhìn thấy được, "Khí" ở trạng thái ấy gọi là "Thái hư"; cái "Khí Thái hư" ấy luôn luôn vận động, lên xuống trong khắp không gian, trong mọi thời gian, nó là đầu mối của mọi sự vật. Ông nói: "Khí mù mịt Thái hư luôn luôn chuyển động không bao giờ dừng. Dịch gọi là "Nguyên khí hỗn độn" (Nhân dân), Trang Sinh gọi là "Du khí ở nơi đồng ruộng" (Dã mã). Nó là đầu mối của sự hư - thực, động - tĩnh, âm - dương, cứng - mềm... " (Chính mông). Theo quan niệm ấy, Trương Tải chỉ ra rằng sự hình thành của các vật là do quá trình "Khí" ngưng tụ, sự tiêu tan của chúng là quá trình tiên tan của "Khí" để trở thành trạng thái "Thái hư". Ông nói: Du khí mờ mịt, hợp lại thành chất, sinh ra muôn vật khác nhau... Thái hư không thể không có khí, khí không thể không ngưng tụ để sinh ra vạn vật, vạn vật không thể không tan ra để trở về dạng Thái hư. Như vậy, phạm trù "Khí”, 'Thái hư” của Trương Tài đã có một bước tiến rõ rệt so với quan niệm về “Khí” của các nhà triết học trước ông. "Thái hư" là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới. "Thái hư" được ông hiểu như một phạm trù vật chất, không thể định nghĩa hoặc xem như vật thể. Phủ nhận thế giới tôn giáo, Trương Tải cho rằng không có vật gì có thể thoát ra ngoài khí "Thái hư", ngay cả quỷ thần cũng ở trong vòng ấy mà thôi, ông nói: "Quỷ" tức là "quy" (về),Thẩn" tức là "thản" (duỗi ra); quỷ thần chẳng qua là sự "co duỗi" cùa hai khí âm - dương; mây mưa sấm chớp cũng vậy, là những hiện tượng của hai khí âm - dương, không có tri thức và ý chí như người ta tưởng. Một đóng góp quan trọng nữa của Trương Tải là trong học thuyết của ông đã có một số suy đoán thiên tài về phép biện chứng. Ông cho rằng các sự vật tồn tại không cô lập với nhau mà đều có mối liên hệ về không gian, thời gian với các sự vật khác (xem Chính mông); ông cho rằng "không có hai mặt đối lập không thể thấy được sự thống nhất, không thấy được sự thống nhất thì tác dụng của hai mặt đối lập cũng không có" (thiên Thái hoà, Chính mông), hai mặt đối lập là điều kiện tồn tại, động lực phát triển của sự vật. Ông cũng cho rằng, những mặt đối lập như Động - Tĩnh, Tụ - Tan, Trong - Đục v.v. là không thể chia cắt; có mặt đối lập thì có mặt tương phản, có mặt tương phản thì có mặt thù địch, có mặt thù địch thì có đấu tranh... (thiên Thái hoà trong Chính mông). Về bản tính con người, Trương Tải cho rằng người ta ai cũng có hai tính, một là tính bản nhiên do tròi phú cho thì ai cũng có tính "Thiện"; hai là tính do sự hấp thu khí chất, mà khí chất thì có trong có đục, có dày có mỏng khác nhau cho nên mới có sự bất đồng kẻ "Thiện" người "Ác". Tuy nhiên một số người dù hung ác thế nào nhưng nếu biết sửa chữa tính ác thì củng sẽ giữ được cái tính "Thiện" là tính vốn có của mình. Mặc dù vậy trong học thuyết của Trương Tải vẫn còn nhân tố siêu hình, duy tâm khi ông khẳng định hiện tượng đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ là tương đối, cuốỉ cùng nó sẽ đi đến chỗ hoà giải; hoặc ông cho rằng bản tính con người là trời phú cho... Trưởc tác chính của Trương Tải để lại là: Chính mông, Tính lý thập di, Lý quật... Trình Hạo (1032 - 1085), hiệu là Minh Đạo, Trình Di (1033 - 1107), hiệu là Y Xuyên, hai anh em lập nên môn "Lý học" thời Tống, có khuynh hưởng duy tâm khách quan. Trong quá trình phát triển của phái "triết học chính thống", yếu tố duy vật ngày dần mất đi và tăng cường yếu tố duy tâm. Hai anh em họ Trình là tiêu biểu của bước chuyển biến đó. Về bản thể luận, Trình Hạo và Trình Di đã thụt lùi một bước so với Trương Tải. Hai ông coi "Lý" là bản thể của thế giới, là khởi nguyên của thế giới, Khi âm dương chưa phân định, còn hỗn độn nhất thể thì đó là “lý", nhưng khi ảm dương đã phản, đã có tính chất khác nhau thì lúc đó không còn là "lý” nữa mà chỉ là "Khí". "Lý” là gì, các ông cho rằng cái khí "chân nguyên", nó chỉ hấp thu cái "khí” bên ngoài chứ không bao giờ chịu lẫn lộn pha tạp với khí". Trình Di nói: cái khí chân nguyên [lý] không cùng với "khí" ở ngoài lẫn lộn mà nó chỉ lấy "khí" ở ngoài để nuôi dưỡng. Ví như cá ở trong nước, tính mệnh của cá không phải do nước mà có, nước chỉ nuôi chứa cá cho cá được sống. Trình Hạo cũng nói: trừ cái khó "kiến nguyên" [chân nguyên, lý] ra, bất luận vật gì cũng có hai mặt đối lập của nó, một âm - một dương, một thiện - một ác, dương mạnh thì âm yếu, thiện tăng thì ác giảm... sự mạnh yếu tiêu trưỏng đó là do cái "Lý" của tự nhiên chi phối. Theo lẽ tự nhiên chứ không có một sự an bài nào cả. Ở đây hai anh em họ Trình có một điểm tích cực là họ coi sự vận động của giới tự nhiên và xã hội là theo cái "lý tự nhiên" chứ không phải đo một sự an bài của Thượng đế, nhưng đồng thời họ đã bước một bước khá dài trượt sang chủ nghĩa duy tâm khách quan khi trên thực tế họ đã tách "Lý" (hay "khí kiến nguyên", khí trinh nguyên") ra khỏi "Khí", biến nó thành một thứ tinh thần tuyệt đối, chi phối sự hoạt động của “Khí". Từ quan niệm về bản thể như vậy, họ chuyển sang bàn về chính trị - xã hội, con người. Hai ông cho răng "Lý" là cái vĩnh viễn tồn tại, tách rời đời sống xã hội, tách rời đời sống cụ thể, tổn tại độc lập khách quan. Mọi trật tự, quy tắc trong thế giới của các sự vật và hiện tượng đều là thể hiện của cái “Lý" khách quan đó, con người chỉ có cố gắng hiểu nó để phục tùng mà thôi. Do vậy Trình Di chủ trương một cách lộn ngược, duy tâm về quá trình nhận thức và tu dưỡng cùa con người. Ông cho rằng, đại phàm cái biết, cái học vấn do sự nghe nhìn mà biết thì đó không phải là cái biết đúng, muốn biết đúng thì phải “Thâm tư" (suy nghĩ sâu sắc) rồi mới “Cùng lý" (cho hiểu cái lý) sau cùng mới "Trí tri" (hiểu đúng) được. Thực ra đây là phương pháp "tự tỉnh nội tâm" của Tăng Sâm, Mạnh Tử đã được Trình Di kế thừa. Theo hai ông, trong con người ta thì "Lý" tức là "tính", "tính" tức là Tâm" mà cái "Lý" là chí thiện chí mỹ cho nên không có "tính ác" mà chỉ có "khí" mới có cái "thiện" và cái "ác"; "Tâm" có thể bao quát tất cả những điều Nhân, Nghĩa, Trung, Tín của con người. Do vậy người quân tử phải biết "chính tâm" "dưỡng tính”, tức là phải thường xuyên quay lại cái "Tâm" của mình để tự trau dồi, tức là phải "tận tâm" theo quy tắc của Mạnh Tử. Sau khi Trình Hạo, Trình Di mất, học trò của các ông như Tạ Lương Tá (tự là Hiển Đạo), Dương Thì (biệt danh là Qui Sơn) tiếp tục phát triển học thuyết về "Lý", "Tâm", phát triển những nhân tố duy tâm trong sách Đại học, Trung Dung lên một bước nữa. Chu Hy là người hệ thống tất cả những quan niệm về "Lý", "Khí", "Tâm"... của thầy trò họ Trình để xây dựng học thuyết "Lý - Khí” hoàn chỉnh. Chu Hy (1130 - 1200 tr.CN) tự là Nguyên Hối, hiệu là Hối Am, nhà triết học duy tâm tiêu biểu thời Tống. Về bản thế luận: Chu Hy cho rằng, bản nguyên của thế giới là "Đạo" thuộc về "hình nhi thượng” (tinh thần), biểu hiện của "Đạo" là "Lý", "Đạo - Lý" là cùng thuộc về "hình nhi thượng"; "hình nhi hạ" (vật chất) là "Khí", biểu hiện của "Khí" là "Vật". Ông nói: hình nhi thượng gọi là'"Đạo, ấy là "Lý" của vật. Như vậy, Chu Hy cho rằng cái "Lý" lớn nhất là đồng nghĩa với "Đạo”, còn mỗi [khí] vật đều có "Lý" của nó; có bao nhiêu "Vật" thì có bấy nhiêu cái "Lý". Luận về quan hệ giữa "Lý" và "Khí vật”, ông nói: "Lý - Khí’’ không có trước sau, nhưng suy đến cùng thì "Lý" có trước. Thậm chí ông còn cho rằng giả sử không có vật cụ thể tồn tại thì vẫn có cái "Lý" của sự vật cụ thể: "Lúc chưa có trời đất đã có "Lý" ấy rồi. Có "Lý" của trời đất mới có trời đất. Nếu không có "Lý" của trời đất thì cũng không có trời đất. Có "Lý" thì phải có "Khí" lưu hành để phát sinh vạn vật". Như vậy Chu Hy khẳng định "Lý" là thực thể tinh thần, là tính thứ nhất, "Khí” là thực thể vĩnh viễn, siêu không gian, độc lập tồn tại với sự vật cụ thể; "Khí" chỉ là điều kiện vật chất để hình chành vạn vật theo cái "Lý" đã sẵn có. Rõ ràng tư tưởng triết học của Chu Hy về bản nguyên của thế giới là chủ nghĩa duy tâm khách quan. Xuất phát từ quan niệm nhất nguyên duy tâm như vậy, khi bàn về "Khí”, ông đã thủ tiêu mất ý nghĩa có tính biện chứng trong học thuyết về hai mặt đối lập âm - dương của các nhà triết học trước. Ông nói: âm dương tuy gọi là hai danh từ nhưng cũng chỉ là một “khí", dương thoái thì âm sinh, âm khí lưu hành tức là dương, dương khí ngưng tụ tức là âm, sở dĩ có "thoái'' có "lưu hành", có "ngưng tụ"... là do cái "Lý" chi phối "Khí". Quan niệm âm - dương của Chu Hy cũng có tinh chất siêu hình và duy tâm rõ rệt. Chu Hy cho rằng vũ trụ có "Lý - Khí” thì con người ta củng có "Hồn" và "Phách", "Hồn" là "Lý" và “Phách” thuộc về "Khí", mọi hành vi hoạt động của con người ta là do phần “Hồn" chỉ đạo, "Phách" chỉ là thực hành theo sự chỉ đạo đó. Sự "sống chết" của con người, theo Chu Hy, là "tụ tán" của khí; "Khí” tụ thi làm nên thể phách là sống, nếu "Khí" tán là thể phách cũng mất, là chết. Ông cho rằng nếu người ta chết bệnh hay già chết thì cái "khí" tản ra nhưng không mất hẳn, mà nó truyền lại cho con cháu, cũng như "Khí" của cây truyền lại cho trái cây vậy. Nhưng nếu người chết bất thưòng thì "Khí" chưa tản ngay được, cái khí chưa tan đó, theo ông, chính là quỷ thần; ông cũng cho rằng cái ’’khí” ấy rồi cũng phải tản đi, tức là quỷ thần rồi cũng mất. Chu Hy kế thừa và phát triển thuyết "Tâm - Tính" của Mạnh Kha và thuyết "Tính tức Lý" duy tâm của Trình Di, có pha thuyết "Tâm" của Phật giáo Thiền tông. Ông nói: "Tâm lúc chưa động là ,¡Tính", khi đã động là "Tình", do vậy "Tâm" bao quát cả "Tính” và "Tình"; "Tính" là đồng thể với "Thái cực”, với "Lý", nó vốn không thể dùng danh từ mà nói được. "Tính" vốn vô hình nhưng nó biểu hiện ra thì muôn vẻ phong phú, trong đó có bốn điều cơ bản là: Nhân (do lòng trắc ẩn mà có), Nghĩa (do thấy điều xấu mà biết hổ thẹn), Lễ (do lòng cung kính mà có), Trí (do biết phân biệt phải trái mà có). Trong bốn điều trên, ông cho điều Nhân là bao trùm hết cả, nó là sản phẩm chí thiện chí mỹ của đất trời. Như vậy, "Tâm” (khi chưa đông) có thể bao quát hết thảy, vạn vật đủ ở trong “Tâm". Xuất phát từ quan niệm như vậy, Chu Hy đi đến một phương pháp nhận thức và tu thân duy tâm: lập chí - bồi dưỡng [cái tâm] - trí tri - thực hành. Nghĩa là, đầu tiên phải tự mình suy xét trong tâm để định ra cái hướng cho mình - sau đó phải thành kính bồi dưỡng cái "Tâm" sao cho sáng suốt mà trong trẻo thanh tịnh không còn trở ngại gì nữa - tiếp đến tìm hiểu cái lý của vạn vật - cuối cùng mới thực hành cái "Chí" của mình đã lập. Như vậy thực tế là Chu Hy đã thừa nhận cái tri thức lý tính vốn có từ trước trong con người, bây giờ chỉ cần quay về với nội tâm để nhận thức nó; còn tri thức do cảm giác đưa lại chẳng qua chỉ là điều kiện thúc đẩy tri thức lý tính tiềm tàng trong ý thức biến thành hiên thực mà thôi. Thực chất đây là quan niệm duy tâm "biết trước làm sau" của Chu Hy. Về quan niệm đạo đức: Chu Hy cho rằng, cái dục vọng của con ngưòi. (Nhân dục) là cái thấp hèn, đối lập với cái chí thiện là 'Thiên lý”, cho nên ông chủ trương phải vứt bỏ "tư dục" để giữ "Thiên lý" (khử nhân dục, tồn thiên lý). Lý luận đó của ông làm cơ sở cho các nhà tư tưởng của giai cấp phong kiến sau này tuyên truyền thứ đạo đức "chết đói là việc nhỏ, thất nghiệp là việc lớn". Học thuyết của Chu Hy rộng rãi, lập luận và tư tưởng của ông uyên bác, trên đây chỉ là mấy nét khái quát “về tư tưởng triết học của ông. Tiếp theo Trình Hạo, ông rút hai thiên Đại học và Trung Dung trong Lễ ký, hợp với sách Mạnh Tử và sách Luận ngữ làm thành bộ "Tứ thư", được coi như thánh kinh của Nho gia. Lục Cửu Uyên (1139 - 1192), hiệu là Tượng Sơn, nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan đời Tống. Tượng Sơn lấy câu của Mạnh Tử: lập việc lớn thì điều nhỏ không bao giờ đạt được" làm mục đích học thuyết của mình. Tượng Sơn không đồng ý với Chu Đôn Di, hai anh em họ Trình và Chu Hy coi cái "vô cực", "Lý" là một thực thể khách quan tồn tại độc lập với con người, chi phối mọi hoạt động của con người. Ông lập nên thuyết “Tâm học", cho rằng "Tâm" chính là Lý”, quy luật khách quan vốn tiềm ẩn trong ý thức chủ quan của con người; do vậy "Tâm” con người ta là cơ sở tổn tại của mọi vật, "vũ trụ ở lòng ta, lòng ta tức là vũ trụ”, tinh thần chủ quan của ngưòi ta có thể bao trùm mọi đạo lý của vũ trụ... Theo Tượng Sơn, trong trời đất chỉ có một “Lý”, cái "Tâm" của con người ta chính là biểu tượng của cái "Lý" đó, cho nên trong "Tâm" của ta có bao hàm cả cái tinh tuý chí thiện chí mỹ của trời đất: Đạo bao trùm khắp cả thiên hạ, không có chỗ nào là thiếu khuyết; mọi cái đều được trời phú có đủ trong ta, không phải nhọc công tìm kiếm. Chỉ vì [cái Tâm của] ta có bệnh (tức là có sự sai lầm) cho nên mới có sự phân biệt [nọ, kia, thiện, ác…. Như vậy tư tưởng triết học của Lục Tượng Sơn về bản thể là chủ nghĩa duy tâm chủ quan tuyệt đối. Về nhận thức luận: Ông cho rằng, không có cái "Lý" nào ngoài cái "Tâm", cho rằng cái tri thức về quy luật khách quan của sự vật có trước trong ý thức của con người; do vậy ông chủ trương “không phải nhọc công tìm kiếm" chân lý bên ngoài thế giới vật chất mà chỉ cần "phân tình tìm kiếm bên trong" là nhận thức được cái "Lý". Cái đích cuối cùng trong việc học của Tượng Sơn là trở về với cái Tâm thanh tịnh sáng suốt để nắm được cái “Lý" (ông gọi đó là “ lập việc lớn"; vứt bỏ tư dục về tinh thần và thể xác (ông gọi là "điều nhỏ"). Như vậy ông cũng theo quan niệm “biết trước làm sau" của Chu Hy. Lục Tượng Sơn đem tư tưởng duy tâm chủ quan "Tâm học" áp dụng vào giải thích luân lý xã hội. Ông cho rằng trong con người ta ai ai cũng có "Nhân tâm" do trời phú cho, trong đó có đủ cả "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí". Do vậy con ngưòi phải tự mình "phân tình", nhận ra và giữ lấy cái "Lý" vĩnh hằng ấy của trời đất mà thuận theo; phải gạt bỏ những nhu cầu nhỏ nhen để giữ điều "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí" (khử dục tồn tâm), để "thờ vua thờ cha”. Thực chất tư tưởng đạo đức của Lục Tượng Sơn là, một mặt chứng minh cho tính hợp lý vĩnh viễn của quan niệm đạo đức phong kiến; mặt khác ông mưu toan thủ tiêu ý chí đấu tranh của quần chúng nhân dân đòi quyền lợi thiết yếu cho cuộc sống, khuyên họ phục tùng thứ luân lý phong kiến mà ông đã thần bí hóa. Mặc dù có những điểm khác nhau về thế giới quan với phái Trình - Chu nhưng thực chất họ đều đứng trên lập trường của giai cấp đại địa chủ đương quyền, bảo vệ trật tự xã hội phong kiến đang có những biểu hiện rạn nứt từ bên trong. Trần Lượng (1143 - 1194), tự là Đồng Phủ, hiệu là Long Xuyên, người mở đầu cho trào lưu triết học có khuynh hướng duy vật trong cuộc đấu tranh chống lại tư tưởng duy tâm Nho giáo của phái Trình - Chu. Về bản thể luận: Trần Lượng phê phán tư tường duytâm khách quan của Trình - Chu cho rằng có một cái "Đạo" đặc biệt tồn tại vĩnh hằng, bất sinh bất diệt ở ngoài sự vật cụ thể; ông cũng phê phán những người phái Trinh - Chu đã phân chia ra làm "hình nhi thượng" (tinh thần) và "hình nhi hạ" (vật chất) trong mỗi sự vật, ông nói: không có "Đạo" ("Lý", quy luật khách quan) ở bên ngoài sự vật bao giờ. Ông cho rằng "Đạo" chỉ có thể tồn tại trong mỗi sự vật cụ thể, nếu tách rời sự vật khách quan cụ thể thì cũng không thể có "Đạo" trừu tượng nào hết. Trần Lượng đề cao vai trò của con người trong khoảng trời đất vạn vật; ông khẳng định tri thức của con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới. Trần Lượng cho rằng thế giới là một chỉnh thể không thê phân chia, trong đó các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ hữu cơ với nhau, ví như cơ thể của con người. Về quan niệm lich sử: ông phê phán tư tưởng phân chia "Vương đạo" và "Bá đạo” của Chu Hy. Chu Hy cho rằng Tam đại (Hạ, Thương, Chu) theo ''Thiên lý", lấy điều “Nghĩa" mà thi hành chính sự cho nên gọi là "Vương đạo"; các đời Hán, Đường là theo “Nhân dục", lấy điều "Lợi" mà' thi hành chính sự cho nên gọi là "Bá đạo”, đất nước loạn lạc, lễ nghĩa hư hỏng; nay phải trở lại vói "Vương đạo” của Tam đại, lấy điểu "Nghĩa”, bỏ điều "Lợi". Trần Lượng phản đối: nếu Tam đại thuận theo "Thiên lý" tại sao lại lần lượt mất ngôi; thực tế các đời Hán, Đường đã thống nhất được đất nước, làm nhiều điều lợi cho dân; do vậy nay phải "Nghĩa, Lợi song hành". Xuất phát từ quan niệm không có cái “Lý” nào tồn tại ngoài sự vật khách quan cụ thể, Trần Lượng phê phán tư tưởng duy tâm chủ quan của phái Trình - Chu về quá trình nhận thức. Ông cho rằng chỉ có nghiên cứu sự vật cụ thể, tìm hiểu đời sống con người mới có thể tìm ra quy luật khách quan, tìm ra chân lý. Ông kịch liệt phê phán thứ "tri thức" viển vông phù phiếm (đùa bỡn với 'Tâm tính") không thiết thực gì với đời sống hiện tại; ông cho đó là bọn "lấy chuyện viển vông để che đậy sự bất tài, lấy đó làm nghề nghiệp...". Tuy nhiên, trong tư tưởng của Trần Lượng cũng còn những hạn chế: mặc dù phê phán Chu Hy phân chia "Vương đạo", "bá đạo” nhưng ông chủ trương "Vương - Bá song hành”, nghĩa là ông chưa vượt qua được tiêu chuẩn đạo đức và trật tự của xã hội phong kiến; ông cho rằng để thực thi được Nhân đạo phải dựa vào cá nhân những ông vua sáng suốt anh hùng như Hán Cao Tổ, Dường Thái Tông, ông không nhận ra động lực đích thực của sự phát triển lịch sử chính là quần chúng nhân dân. Những hạn chế về mặt tư tưỏng của Trần Lượng chính là hạn chế về địa vị kinh tế - xã hội, lập trường tư tưởng của tầng lớp mà ông đại diện: tầng lớp địa chủ nhỏ, thương nhân và thợ thủ công. HocTot.Nam.Name.Vn
|