Trắc nghiệm bài Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lý độc lập của đất nước - Phân tích Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

  • A

    So sánh bài thơ Nam quốc sơn hà với các bài thơ khác.

  • B

    Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

  • C

    Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà.

  • D

    Phân tích giá trị của bài thơ cho đến ngày nay.

Câu 2 :

Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A

    Ca ngợi.

  • B

    Khách quan.

  • C

    Tôn trọng.

  • D

    Đáp án khác.

Câu 3 :

Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?

  • A

    Theo luận điểm của riêng tác giả.

  • B

    Theo trình tự nội dung của các câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà.

  • C

    Theo trình tự đi từ các nhận định về bài thơ.

  • D

    Không theo trình tự nào.

Câu 4 :

Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt "đế" và "vương" trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích gì?

  • A

    Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong câu thơ đầu.

  • B

    Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong toàn bài thơ Nam quốc sơn hà.

  • C

    So sánh để thấy sự khác biệt giữa "đế" và "vương".

  • D

    A và B đúng.

Câu 5 :

Trong cả bốn đoạn văn phân tích, tác giả đã sử dụng hình thức viết nào?

  • A

    Diễn dịch.

  • B

    Quy nạp.

  • C

    Tổng - phân - hợp.

  • D

    Móc xích.

Câu 6 :

Ở đoạn cuối, tác giả đã kết luận điều gì về bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A

    Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri.

  • B

    Câu thơ có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước.

  • C

    Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. 

  • D

    Chân lý độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

Câu 7 :

Tác giả phân tích cách nói "định phận tại thiên thư" để chứng minh cho luận điểm nào?

  • A

    Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

  • B

    Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

  • C

    Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước.

  • D

    Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

  • A

    So sánh bài thơ Nam quốc sơn hà với các bài thơ khác.

  • B

    Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

  • C

    Phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà.

  • D

    Phân tích giá trị của bài thơ cho đến ngày nay.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Rút ra mục đích viết văn bản của tác giả.

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

Câu 2 :

Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A

    Ca ngợi.

  • B

    Khách quan.

  • C

    Tôn trọng.

  • D

    Đáp án khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Rút ra kết luận về quan điểm của tác giả.

Lời giải chi tiết :

Quan điểm của tác giả khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà: tôn trọng, muốn khẳng định tính chân lí, thuyết phục của bài thơ.

Câu 3 :

Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?

  • A

    Theo luận điểm của riêng tác giả.

  • B

    Theo trình tự nội dung của các câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà.

  • C

    Theo trình tự đi từ các nhận định về bài thơ.

  • D

    Không theo trình tự nào.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý hệ thống luận điểm trong bài và cách sắp xếp.

Lời giải chi tiết :

Các luận điểm trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nội dung của các câu thơ trong bài thơ Nam quốc sơn hà.

Câu 4 :

Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt "đế" và "vương" trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm mục đích gì?

  • A

    Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong câu thơ đầu.

  • B

    Làm rõ sự khẳng định chủ quyền đất nước trong toàn bài thơ Nam quốc sơn hà.

  • C

    So sánh để thấy sự khác biệt giữa "đế" và "vương".

  • D

    A và B đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Đọc đoạn văn đầu.

- Chú ý hai từ "đế" và "vương".

Lời giải chi tiết :

Ở đoạn văn đầu tiên, tác giả đề cập đến sự phân biệt "đế" và "vương" trong xã hội phong kiến Trung Hoa nhằm làm rõ chữ "đế" trong câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", giúp người đọc hiểu được ý thực tự chủ và sự khẳng định chủ quyền đất nước trong câu thơ đầu cũng như toàn bài thơ Nam quốc sơn hà.

Câu 5 :

Trong cả bốn đoạn văn phân tích, tác giả đã sử dụng hình thức viết nào?

  • A

    Diễn dịch.

  • B

    Quy nạp.

  • C

    Tổng - phân - hợp.

  • D

    Móc xích.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ bốn đoạn văn phân tích bốn câu thơ.

- Rút ra kết luận về hình thức đoạn văn.

Lời giải chi tiết :

Cả bốn đoạn văn đều sử dụng hình thức diễn dịch: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu tiếp theo làm luận điểm cho câu chủ đề.

Câu 6 :

Ở đoạn cuối, tác giả đã kết luận điều gì về bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A

    Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri.

  • B

    Câu thơ có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước.

  • C

    Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. 

  • D

    Chân lý độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung đoạn cuối.

Lời giải chi tiết :

Ở đoạn cuối, tác giả đã khẳng định: Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. 

Câu 7 :

Tác giả phân tích cách nói "định phận tại thiên thư" để chứng minh cho luận điểm nào?

  • A

    Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

  • B

    Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

  • C

    Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước.

  • D

    Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ lại văn bản

- Chú ý đoạn văn phân tích cách nói "định phận tại thiên thư".

Lời giải chi tiết :

Tác giả phân tích cách nói "định phận tại thiên thư" để chứng minh cho luận điểm: 

Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

close