Trắc nghiệm Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Dòng điện trong dây dẫn thẳng không sinh ra từ trường

  • B

    Dòng điện trong cuộn dây không sinh ra từ trường

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Câu 2 :

Nam châm điện bao gồm những bộ phận nào?

  • A

    Ống dây dẫn

  • B

    Thỏi nam châm

  • C

    Ống dây dẫn và thỏi nam châm

  • D

    Ống dây dẫn và thỏi sắt non được lồng vào trong lòng ống dây

Câu 3 :

Lõi của nam châm điện được làm từ chất liệu gì?

  • A

    Sắt

  • B

    Thép

  • C

    Đồng

  • D

    Inox

Câu 4 :

Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua. Nếu ngắt dòng điện thì điều gì xảy ra?

  • A

    Nam châm điện không còn tác dụng từ

  • B

    Nam châm điện vẫn còn tác dụng từ

  • C

    Dòng điện ngừng hoạt động

  • D

    Dòng điện vẫn hoạt động bình thường

Câu 5 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A

    Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • B

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • C

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa.

  • D

    Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa.

Câu 6 :

Có hiện tượng gì xảy ra với thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A

    Thanh thép bị nóng lên

  • B

    Thanh thép bị phát sáng

  • C

    Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây

  • D

    Thanh thép trở thành một nam châm

Câu 7 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của một nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A

    Cùng hướng

  • B

    Ngược hướng

  • C

    Vuông góc

  • D

    Tạo thành một góc 450

Câu 8 :

Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện?

  • A

    Dùng dây dẫn to quấn ít vòng

  • B

    Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng

  • C

    Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây

  • D

    Tăng đường kính và chiều dài ống dây

Câu 9 :

Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A

    Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non

  • B

    Vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

  • C

    Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực điện từ của nam châm điện

  • D

    Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 10 :

Một ống dây dẫn bên trong có một lõi sắt non, được đặt khá gần một kim nam châm như mô tả trong hình vẽ dưới đây. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm khi đóng công tắc cho dòng điện chạy qua ống dây?

  • A

    Kim nam châm vẫn đứng yên

  • B

    Kim nam châm bị hút ngay về phía ống dây

  • C

    Kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và dừng lại, dây treo kim nam châm tạo thành với phương thẳng đứng một góc nào đó

  • D

    Lúc đầu kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và ngay sau đó nó xoay đầu kia về phía ống dây và bị hút về phía ống dây.

Câu 11 :

Làm thế nào để làm cho nam châm điện mạnh lên với dòng điện có cường độ cho trước?

  • A

    Quấn nhiều vòng dây lên

  • B

    Quấn ít vòng dây đi

  • C

    Đổi chất liệu dây dẫn

  • D

    Không có đáp án đúng

Câu 12 :

Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

  • A

    Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.

  • B

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

  • C

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.

  • D

    Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.

Câu 13 :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng gì?

  • A

    Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông

  • B

    Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

  • C

    Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông

  • D

    Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông

Câu 14 :

Trong bệnh viện, bác sĩ sử dụng loại thiết bị nào để có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân

  • A

    Panh

  • B

    Kìm

  • C

    Nam châm

  • D

    Ống hút

Câu 15 :

Bốn nam châm điện cùng kích thước, có số vòng dây n và cường độ dòng điện I chạy qua ống dây có độ lớn:

Nam châm I:   n = 500vòng, I = 2A

Nam châm II:  n = 200vòng, I = 2.5A

Nam châm III:  n = 500vòng, I = 4A

Nam châm IV: n = 400vòng, I = 2,5A

Nam châm điện có lực từ mạnh nhất là:

  • A
    nam châm I           
  • B
    nam châm II
  • C
    nam châm III
  • D
    nam châm IV
Câu 16 :

Các nam châm điện được mô tả như hình sau. Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?

  • A
    Nam châm a
  • B
    Nam châm c
  • C
    Nam châm b
  • D
    Nam châm e
Câu 17 :

Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

  • A
    Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng
  • B
    Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
  • C
    Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây
  • D
    Tăng đường kính và chiều dài của ống dây
Câu 18 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành nột nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A
    Cùng hướng
  • B
    Ngược hướng
  • C
    Vuông góc
  • D
    Tạo thành góc 450
Câu 19 :

Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:     

    

       

  • A
    Bên trái ống dây là cực từ Bắc, bên phải ống dây là cực từ Nam
  • B
    Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái
  • C
    Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm
  • D
    Cả A, B và C đều đúng
Câu 20 :

Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:

Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?

  • A

    Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được

  • B

    Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không

  • C

    Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp

  • D

    Thiếu dữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không

Câu 21 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Băc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A

    Ngược hướng

  • B

    Vuông góc

  • C

    Cùng hướng

  • D

    Tạo thành một góc \({45^0}\)

Câu 22 :

Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A

    Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non

  • B

    Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

  • C

    Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.

  • D

    Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 23 :

Chọn phương án đúng.

  • A

    Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm

  • B

    Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm

  • C

     Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây

  • D

    Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài

Câu 24 :

Các nam châm điện được mô tả như hình sau:

Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn:

  • A

     Nam châm a

  • B

    Nam châm c

  • C

    Nam châm b

  • D

     Nam châm e

Câu 25 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A

    Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • B

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • C

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa

  • D

    Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa

Câu 26 :

Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A

    Thanh thép bị nóng lên

  • B

    Thanh thép bị phát sáng

  • C

    Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây

  • D

    Thanh thép trở thành một nam châm

Câu 27 :

Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

  • A

    Bị nhiễm điện

  • B

    Bị nhiễm từ

  • C

    Mất hết từ tính

  • D

    Giữ được từ tính lâu dài

Câu 28 :

Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình vẽ?

  • A
    Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
  • B
    Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra
  • C
    Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
  • D
    Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.
Câu 29 :

Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:

  • A

    Kim chỉ thị không dao động

  • B

     Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động

  • C

     Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S

  • D

    Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị

Câu 30 :

Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:

  • A

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

  • B

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

  • C

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.

  • D

    Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.

Câu 31 :

Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa:

  • A

    Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được

  • B

    Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh

  • C

    Loa kêu như bình thường

  • D

    Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm

Câu 32 :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng gì?

  • A

    Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông

  • B

    Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu

  • C

    Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông

  • D

    Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông

Câu 33 :

Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

  • A

    Chuông điện

  • B

    Rơle điện từ

  • C

    La bàn

  • D

    Bàn là điện

Câu 34 :

Xét các bộ phận chính của một loa điện:

(1) Nam châm

(2) Ống dây

(3) Màng loa

Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

  • A

    (2)

  • B

    (3)

  • C

    (2), (3)

  • D

    (1)

Câu 35 :

Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

  • A

    Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non

  • B

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

  • C

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa

  • D

    Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa

Câu 36 :

Loa điện hoạt động dựa vào:

  • A

    Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

  • B

    tác dụng từ của nam châm lên ống  dây có dòng điện chạy qua.

  • C

    tác dụng của dòng điện lên dây dẫn  thẳng có dòng điện chạy qua.

  • D

    tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 37 :

Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:

  • A

    Máy phát điện

  • B

    Làm các la bàn

  • C

    Rơle điện từ

  • D

    Bàn ủi điện.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Dòng điện trong dây dẫn thẳng không sinh ra từ trường

  • B

    Dòng điện trong cuộn dây không sinh ra từ trường

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Dòng điện trong dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường

Câu 2 :

Nam châm điện bao gồm những bộ phận nào?

  • A

    Ống dây dẫn

  • B

    Thỏi nam châm

  • C

    Ống dây dẫn và thỏi nam châm

  • D

    Ống dây dẫn và thỏi sắt non được lồng vào trong lòng ống dây

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học trong sách giáo khoa

Lời giải chi tiết :

Nam châm điện nào gồm:

+ A là ống dây dẫn

+ B là một thỏi sắt non được lồng vào trong lòng ống dây.

Câu 3 :

Lõi của nam châm điện được làm từ chất liệu gì?

  • A

    Sắt

  • B

    Thép

  • C

    Đồng

  • D

    Inox

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Lõi của nam châm điện là sắt non

Câu 4 :

Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua. Nếu ngắt dòng điện thì điều gì xảy ra?

  • A

    Nam châm điện không còn tác dụng từ

  • B

    Nam châm điện vẫn còn tác dụng từ

  • C

    Dòng điện ngừng hoạt động

  • D

    Dòng điện vẫn hoạt động bình thường

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Nếu ngắt dòng điện thì nam châm điện không còn tác dụng từ

Câu 5 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A

    Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • B

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • C

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa.

  • D

    Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết: Sau khi nhiễm từ sắt non không giữ được từ tính lâu dài, thép giữ được từ tính lâu dài

Lời giải chi tiết :

Vì sau khi nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, thép giữ được từ tính lâu dài nên trường hợp vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu là một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.

Câu 6 :

Có hiện tượng gì xảy ra với thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A

    Thanh thép bị nóng lên

  • B

    Thanh thép bị phát sáng

  • C

    Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây

  • D

    Thanh thép trở thành một nam châm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các vật liệu từ đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ

Lời giải chi tiết :

Trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có từ trường. Khi đặt thanh thép vào thì thanh thép sẽ bị nhiễm từ tính và trở thành một nam châm.

Câu 7 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của một nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A

    Cùng hướng

  • B

    Ngược hướng

  • C

    Vuông góc

  • D

    Tạo thành một góc 450

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về sự nhiễm từ của sắt

Lời giải chi tiết :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của một nam châm mới được tạo thành cùng hướng với hướng Bắc Nam của ống dây

Câu 8 :

Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện?

  • A

    Dùng dây dẫn to quấn ít vòng

  • B

    Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng

  • C

    Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây

  • D

    Tăng đường kính và chiều dài ống dây

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Để làm tăng lực từ của nam châm điện thì ta tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

Lời giải chi tiết :

Trong các cách trên để làm tăng lực từ của một nam châm điện thì ta dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng

Câu 9 :

Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A

    Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non

  • B

    Vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

  • C

    Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực điện từ của nam châm điện

  • D

    Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

Câu 10 :

Một ống dây dẫn bên trong có một lõi sắt non, được đặt khá gần một kim nam châm như mô tả trong hình vẽ dưới đây. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm khi đóng công tắc cho dòng điện chạy qua ống dây?

  • A

    Kim nam châm vẫn đứng yên

  • B

    Kim nam châm bị hút ngay về phía ống dây

  • C

    Kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và dừng lại, dây treo kim nam châm tạo thành với phương thẳng đứng một góc nào đó

  • D

    Lúc đầu kim nam châm bị đẩy ra xa ống dây và ngay sau đó nó xoay đầu kia về phía ống dây và bị hút về phía ống dây.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi đóng công tắc cho dòng điện chạy qua, kim nam châm bị hút ngay về phía ống dây

Câu 11 :

Làm thế nào để làm cho nam châm điện mạnh lên với dòng điện có cường độ cho trước?

  • A

    Quấn nhiều vòng dây lên

  • B

    Quấn ít vòng dây đi

  • C

    Đổi chất liệu dây dẫn

  • D

    Không có đáp án đúng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Để làm nam châm điện mạnh với dòng điện có cường độ cho trước thì nên dùng dây dẫn mảnh để quấn nhiều vòng, vì tác dụng từ của nam châm điện tăng khi số vòng dây nam châm điện tăng mà không phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn.

Câu 12 :

Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

  • A

    Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.

  • B

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

  • C

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.

  • D

    Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Trong loa điện, lực làm cho màng loa dao động phát ra âm thanh là lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.

Câu 13 :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng gì?

  • A

    Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông

  • B

    Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

  • C

    Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông

  • D

    Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuôn kêu, rơle điện từ có tác dụng đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

Câu 14 :

Trong bệnh viện, bác sĩ sử dụng loại thiết bị nào để có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân

  • A

    Panh

  • B

    Kìm

  • C

    Nam châm

  • D

    Ống hút

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Cách hiệu quả nhất là bác sĩ sử dụng nam châm để hút các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân

Câu 15 :

Bốn nam châm điện cùng kích thước, có số vòng dây n và cường độ dòng điện I chạy qua ống dây có độ lớn:

Nam châm I:   n = 500vòng, I = 2A

Nam châm II:  n = 200vòng, I = 2.5A

Nam châm III:  n = 500vòng, I = 4A

Nam châm IV: n = 400vòng, I = 2,5A

Nam châm điện có lực từ mạnh nhất là:

  • A
    nam châm I           
  • B
    nam châm II
  • C
    nam châm III
  • D
    nam châm IV

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp: Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây

Lời giải chi tiết :

Nam châm III:  n = 500vòng, I = 4A có lực từ mạnh nhất.

Câu 16 :

Các nam châm điện được mô tả như hình sau. Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?

  • A
    Nam châm a
  • B
    Nam châm c
  • C
    Nam châm b
  • D
    Nam châm e

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Nam châm nào có dòng điện càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh

→ Nam châm e có I  = 2A, n = 750 mạnh hơn các nam châm còn lại

Câu 17 :

Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

  • A
    Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng
  • B
    Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
  • C
    Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây
  • D
    Tăng đường kính và chiều dài của ống dây

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Các cách để tăng lực từ của nam châm điện:

+ Giữ nguyên số vòng dây quấn và tăng cường độ dòng điện

+ Giữ nguyên cường độ dòng điện và tăng số vòng dây quấn

+ Tăng cả cường độ dòng điện và số vòng dây quấn.

→ Tăng số vòng dây quấn bằng cách dùng dây dẫn nhỏ quấn thành nhiều vòng làm tăng được lực từ của nam châm điện

Câu 18 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành nột nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A
    Cùng hướng
  • B
    Ngược hướng
  • C
    Vuông góc
  • D
    Tạo thành góc 450

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp:

- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện

- Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.

- Sở dĩ lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Do sắt non bị nhiễm từ của ống dây do đó nếu đầu nào của ống dây là cực gì thì thanh sắt non sẽ có cực tính đó.

→ Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành nột nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì cùng hướng

Câu 19 :

Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:     

    

       

  • A
    Bên trái ống dây là cực từ Bắc, bên phải ống dây là cực từ Nam
  • B
    Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái
  • C
    Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm
  • D
    Cả A, B và C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp:

- Khi hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau.

- Quy tắc xác định chiều của các đường sức từ: Ở bên ngoài thanh nam châm các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam

- Quy tắc bàn tay phải: Khum bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa chỉ chiều của dòng điện chạy quay các vòng dây của ống dây, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ bên trong lòng ống dây

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

- Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực ở phía đầu B của nam châm điện → Bên phải ống dây là từ cực Nam → Bên trái của ống dây là từ cực Bắc

- Quy tắc xác định chiều của các đường sức từ: Ở bên ngoài thanh nam châm các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam → Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái.

- Quy tắc bàn tay phải: Khum bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa chỉ chiều của dòng điện chạy quay các vòng dây của ống dây, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ bên trong lòng ống dây → Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm

Câu 20 :

Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:

Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?

  • A

    Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được

  • B

    Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không

  • C

    Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp

  • D

    Thiếu dữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm.

Vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp khác thành một chuỗi các kẹp.

Câu 21 :

Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Băc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

  • A

    Ngược hướng

  • B

    Vuông góc

  • C

    Cùng hướng

  • D

    Tạo thành một góc \({45^0}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hướng Bắc Nam của nam châm mơi được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì cùng hướng

Câu 22 :

Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  • A

    Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non

  • B

    Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

  • C

    Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.

  • D

    Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà làm bằng sắt non vì:

+ Khi ngắt điện qua ống dây, lõi thép vẫn có từ tính => vẫn hút được sắt thép

Khi đó nam châm trở thành nam châm vĩnh cửu và không đáp ứng được yêu cầu của nam châm điện

Câu 23 :

Chọn phương án đúng.

  • A

    Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm

  • B

    Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện giảm

  • C

     Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây

  • D

    Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A - sai vì : Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện tăng

B - sai vì: Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện tăng

C - đúng

D - sai vì: Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài

Câu 24 :

Các nam châm điện được mô tả như hình sau:

Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn:

  • A

     Nam châm a

  • B

    Nam châm c

  • C

    Nam châm b

  • D

     Nam châm e

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nam châm nào có dòng điện càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh

Từ hình ta thấy, nam châm e mạnh nhất

Câu 25 :

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  • A

    Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • B

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

  • C

    Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa

  • D

    Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, sau khi bị nhiễm từ thì sắt non không giữ được từ tính lâu dài còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

=> Trường hợp vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu: Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa

Câu 26 :

Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  • A

    Thanh thép bị nóng lên

  • B

    Thanh thép bị phát sáng

  • C

    Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây

  • D

    Thanh thép trở thành một nam châm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.

Câu 27 :

Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:

  • A

    Bị nhiễm điện

  • B

    Bị nhiễm từ

  • C

    Mất hết từ tính

  • D

    Giữ được từ tính lâu dài

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

Câu 28 :

Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình vẽ?

  • A
    Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
  • B
    Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra
  • C
    Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
  • D
    Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bên trong ống dây có lõi sắt. Khi cho dòng điện chạy qua thì ống dây trở thành 1 nam châm điện

Dòng điện chạy qua ống dây là dòng điện xoay chiều (chiều của dòng điện luân phiên đổi chiều) → Chiều của đường sức từ do ống dây sinh ra sẽ đổi chiều → Từ cực của nam châm điện sẽ đổi vị trí liên tục

→ Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.

Câu 29 :

Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:

  • A

    Kim chỉ thị không dao động

  • B

     Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động

  • C

     Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S

  • D

    Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi có dòng điện chạy vào ống dây D sẽ sinh ra một từ trường tác dụng lực từ hút tấm sắt S về phía ống dây D. Kim điện kế khi đó bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chị thị

Câu 30 :

Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:

  • A

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

  • B

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

  • C

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.

  • D

    Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng tính chất của nam châm điện

+ Vận dụng lý thuyết về sự nhiễm từ của sắt, thép

Lời giải chi tiết :

Nam châm điện có cường độ càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì càng mạng và không thể dùng lõi bằng thép để tạo nam châm điện được.

=>Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non

Câu 31 :

Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa:

  • A

    Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được

  • B

    Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh

  • C

    Loa kêu như bình thường

  • D

    Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa không kêu vì lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được nên không phát ra được âm thanh.

Câu 32 :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng gì?

  • A

    Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông

  • B

    Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu

  • C

    Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông

  • D

    Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu

Câu 33 :

Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

  • A

    Chuông điện

  • B

    Rơle điện từ

  • C

    La bàn

  • D

    Bàn là điện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

La bàn là vật có sử dụng nam châm vĩnh cửu

Câu 34 :

Xét các bộ phận chính của một loa điện:

(1) Nam châm

(2) Ống dây

(3) Màng loa

Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

  • A

    (2)

  • B

    (3)

  • C

    (2), (3)

  • D

    (1)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Màng loa là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tùy từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng loa là khác nhau

=> Bộ phận trực tiếp gây ra âm là màng loa

Câu 35 :

Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

  • A

    Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non

  • B

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

  • C

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa

  • D

    Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong loa điện, lực làm cho màng loa dao động phát ra âm là: Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

Câu 36 :

Loa điện hoạt động dựa vào:

  • A

    Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

  • B

    tác dụng từ của nam châm lên ống  dây có dòng điện chạy qua.

  • C

    tác dụng của dòng điện lên dây dẫn  thẳng có dòng điện chạy qua.

  • D

    tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 37 :

Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:

  • A

    Máy phát điện

  • B

    Làm các la bàn

  • C

    Rơle điện từ

  • D

    Bàn ủi điện.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nam châm điện được sử dụng trong rơle điện từ

close