Trả lời câu hỏi ôn tập chương 2 phần Số học trang 98 SGK toán 6 tập 1Viết tập hợp Z các số nguyên: Z = {……………}...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Viết tập hợp \(\mathbb Z\) các số nguyên: \(\mathbb Z = {………}\) Phương pháp giải: Tập hợp: \(\mathbb Z=\{...; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4;...\}\) gồm các số nguyên âm, số 0, các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên. Lời giải chi tiết: Ta có: \(\mathbb Z=\{...; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4;...\}\) Câu 2 a) Viết số đối của số nguyên a. b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm? Số 0? c) Số nguyên nào bằng số đối của nó? Phương pháp giải: Trên trục số, hai số nguyên biểu diễn bởi hai điểm cách đều điểm gốc được gọi là hai số đối nhau. Lời giải chi tiết: a) Số đối của số nguyên \(a\) là : \(- a\) b) - Số đối của số nguyên \(a\) có thể là số nguyên dương nếu \(a \) là số nguyên âm Ví dụ : Số đối của \(-4\) là \(4 \) và \(4\) là một số nguyên dương - Số đối của số nguyên \(a\) có thể là số nguyên âm nếu \(a\) là số nguyên dương Ví dụ: Số đối của \(15\) là \(-15\) và \(-15\) là một số nguyên âm - Số đối của \(0\) là \(0\) c) Số nguyên \(0\) bằng số đối của nó. Câu 3 a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì ? b) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm ? Số 0 ? Lời giải chi tiết: a) Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a b) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể là số nguyên dương, có thể là số 0 nhưng không thể là số nguyên âm. Giá trị tuyệt đối của số nguyên 0 là 0. Câu 4 Phát biểu các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên. Lời giải chi tiết: * Quy tắc cộng hai số nguyên - Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu \("-"\) trước kết quả. - Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu: Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0 * Quy tắc trừ hai số nguyên - Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. * Quy tắc nhân hai số nguyên - Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu \("-"\) trước kết quả nhận được. - Quy tắc nhân hai số nguyên âm: Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giả trị tuyệt đối của chúng. Câu 5 Viết dưới dạng công thức các tính chất của phép cộng, phép nhân các số nguyên. Lời giải chi tiết: - Tính chất của phép cộng: a) Tính chất giao hoán: \(a + b = b + a\) b) Tính chất kết hợp: \((a + b) + c = a + (b + c)\) c) Cộng với số 0: \(a + 0 = 0 + a = a\) d) Cộng với số đối: \(a + (-a) = 0\) - Tính chất của phép nhân: a) Tính chất giao hoán: \(a.b = b.a\) b) Tính chất kết hợp: \((a.b).c = a.(b.c)\) c) Nhân với số 1: \(a.1 = 1.a = a\) d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a. (b+c) = ab + ac\) HocTot.Nam.Name.Vn
|