Tômát Hôpxơ (1588 -1679)

Tômát Hốpxơ (Thomas Hobbs) là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII. Ông sinh năm 1588 trong một gia đình linh mục ở nông thôn nước Anh.

Tômát Hốpxơ (Thomas Hobbs) là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII. Ông sinh năm 1588 trong một gia đình linh mục ở nông thôn nước Anh. Ngay từ thời nhỏ ông đã theo học và thông thạo tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cổ. Khi còn là sinh viên trường tổng hợp Ôxpho, ông tích cực nghiên cứu các vấn đề vật lý và lôgíc. Trong thời gian nổ ra cách mạng tư sản Anh (1642 - 1648), ông cùng nhiều bạn bè lưu vong sang Pháp và nhiều nước khác. Đây là thời kỳ ông viết nhiều tác phẩm triết học. Ông mất năm 1679.

Bản chất và đối tượng của triết học

Cũng như Bêcơn, Hốpxơ cho rằng "tri thức là sức mạnh", do vậy phải tăng cường phát triển các khoa học, nhất là triết học. Lý luận triết học phải phục vụ thực tiễn của con người vì nó giúp cho con người hiểu biết về các sự vật. Hốpxơ là ngưòi cụ thể hoá và phát triển các quan niệm duy vật của Bêcơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, ở Hốpxơ, các vấn đề chính trị - xã hội được đặt lên hàng đầu. Khác với Bêcơn, Hốpxơ khẳng định thần học là lĩnh vực hoàn toàn thuộc về tôn giáo, còn triết học là hoạt động trí tuệ của con người nhằm khám phá ra bản chất của sự vật. Tất cả các lĩnh vực khoa học như hình học, vật lý, đạo đức V.V., theo Hốpxơ, đều chỉ là các lĩnh vực khác nhau của triết học.

Vấn đề trung tâm của triết học, theo Hốpxơ, đó là vấn đề con người. Nhiều tác phẩm của ông như về con người (1658), về người công dân (1642), V.V., chuyên bàn về vấn đề này. Nhưng con người đồng thời vừa là một vật thể tự nhiên, vừa là một "vật thể" đạo đức và tinh thần, cho nên triết học phân ra làm triết học tự nhiên và triết học đạo đức, hay còn gọi là triết học xã hội.

a,Triết học tự nhiên

Phê phán các quan niệm triết học duy tâm, Hốpxơ phủ nhận ngay cả thuật ngữ "siêu hình học" được nhiều người coi là bộ phận cơ bản nhất của triết học. Theo ông, đây chỉ là danh từ được Arixtốt dùng làm tên gọi một tác phẩm triết học lớn của ông, về sau nó được phái kinh viện thời trung cổ coi là thứ triết học siêu tự nhiên".

Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới có trước con người và không phải do chúa trời tạo ra, đồng thời Hốpxơ thể hiện như một nhà duy danh khi khẳng định rằng trong thế giới chúng ta chỉ tồn tại các sự vật đơn lẻ. Mọi khái niệm như "thực thể", "vật chất"... đều chỉ là những tên gọi. Ông nói: "Trong thế giới chẳng có gì chung cả, ngoài các tên gọi ". Nhưng ông là người duy đanh ôn hoà, không phủ nhận cái chung trong trí tuệ con người, mặc đù quy nó thành các ngôn từ, tên gọi. Từ đây, ông phủ nhận nội dung bản thể luận của tất cả các phạm trù mang tính khái quát của khoa học. Thậm chí, ông coi "chân lý không phải là tính chất của các sự vật mà là tính chất, của các suy diễn của chúng ta vế sự vật" . Điều đó dẫn ông đến quan niệm gần gũi với chủ nghĩa bất khả tri, và giữa tư tưởng của con người hay giữa các tên gọi với các sự vật chẳng có sự giống nhau nào cả, và không thể có một sự so sánh nào cả".

Nói chung, trong triết học tự nhiên của Hốpxơ, lập trường duy danh làm giảm giá trị các quan niệm duy vật của ông. Ông triệt để duy vật hơn so với Bêcơn trong quan niệm về giới tự nhiên, về quan hệ giữa triết học và thần học, V.V.. Nhưng chủ nghĩa duy danh dẫn ông dần dần xa rời lập trưòng đó.

b, Triết học xã hội của Hốpxơ

Con người, theo Hốpxơ, là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Về bản tính tự nhiên thì mọi người khi sinh ra đều như nhau, ông viết: "Giới tự nhiên đã tạo ra mọi người như nhau cả về thể xác và tinh thần. Nhưng sự khác nhau nhất định về thể xác và tinh thần giữa họ không lớn tới mức để cho bất kỳ người nào dựa trên điều đó để có thể kỳ vọng kiếm lợi được điều gì cho bản thân mình mà những người khác lại không thể làm được”.

Nhưng con người ai cũng có các khát vọng, nhu cầu riêng của mình. Và đây là tiền đề để con người làm điều ác. Mỗi người đều ích kỷ vì quyền lợi riêng của mình mà có thể chà đạp tất cả. Hốpxơ khẳng định: "con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn". Dây cũng là điều đẩy xã hội loài người tới các cuộc chiến tranh liên miên gây bao đau khổ, chết chóc V.V.. Mỗi người hành động trước tiên vì tính ích kỷ yêu bản thân mình chứ không phải vì xã hội, không phải vì lợi ích của người khác". Công lý và khoa học về pháp quyền, bởi vậy, luôn luôn bị bác bỏ bởi những ngòi bút và thanh kiếm. Theo nhận xét của Hốpxơ, “ngay cả một chân lý khẳng định là tổng ba góc của một tam giác bằng hai vuông mà mâu thuẫn với lợi ích của một ai đó đang nắm chính quyền, thì... tất cả các cuốn sách về hình học cũng sẽ bị đem đốt. Tóm lại, bản tính tự nhiên của con người đó là ích kỷ. Trạng thái xã hội mà con người sống là "một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả".

Nhưng, theo Hốpxơ, "trạng thái tự nhiên" trên đây của con người hiện nay không còn nữa. Nó tồn tại một cách trọn vẹn ở một thời kỳ lịch sử xa xưa, khi mà con người còn ở thời kỳ mông muội. Nhà duy vật Anh, như Mác vạch rõ, đã sai lầm coi tính ích kỷ củng như nhiều tính cách khác nhau mang tính xã hội của con người là những tính cách thuộc về bẩm sinh của tạo hoá. Tư tưởng này về sau được Đácuyn áp dụng vào thế giới động vật, phát hiện ra quy luật đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên của các loài sinh vật. Sau đó, những người theo chủ nghĩa Đácuyn xã hội lại truyền bá tư tưởng đó trở lại xã hội. Quan niệm trên đây mặc dù chưa đánh giá đúng mức đặc trưng riêng của loài người so với loài vật,  thể hiện lập trường duy danh của Hốpxơ chưa thấy được bản tính xã hội, tính nhân loại của con người, nhưng nó cũng mang yếu tố hợp lý nhất định. Một mặt, nó cho thấy sự tương đồng nào đó giữa loài người và loài vật. Mặt khác, chính lợi ích cá nhân là một trong những động lực cơ bản trực tiếp của hoạt động con người và phát triển xã hội. Mọi sự kiện lịch sử đều được tiến hành không thể thiếu lợi ích của một vài cá nhân hay tầng lớp xã hội nhất định.

Xuất phát từ quan niệm trên đây về trạng thái tự nhiên của con ngưòi, Hôpxơ khẳng định khả năng bẩm sinh của con người càng bình đẳng bao nhiêu, thì người ta càng bất hạnh bấy nhiêu, vì cuộc đấu tranh sinh tồn của mỗi người càng khó khăn, và phức tạp. Ai cũng phải lo sợ cho tính mạng và cuộc sống của mình. Và chính điều đó thúc đẩy mọi người đi đến ký kết khế ước xã hội, và đây là cơ sở để nhà nước xuất hiện.

Do vậy, mỗi dân tộc trong sự phát triển của mình đều phải trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tự nhiên và giai đoạn xã hội công dân (hay còn gọi là giai đoạn nhà nước).

Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất mà con người có thể làm được. Sau khi được nhân dân lập ra, nhà nước đóng vai trò điều hành sự phát triển xã hội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung của mọi người. Nhà nước "tựa như một con người nhân tạo" , mà chính phủ là linh hồn của "con người" đó. Sự xuất hiện nhà nước cũng có mật hạn chế ở chỗ nó làm giảm các khát vọng tự nhiên nhất định của con người, tự do con người do đó bị thu hẹp lại. Nhưng không còn cách nào khác, con người phải cần đến nhà nước thì mởi sống yên ổn được. Các đạo luật của nhà nước, mặc dù nhiều khi không làm thoả mãn sở thích cá nhân của ai đó, nhưng đều hợp lý và tất yếu. Do vậy, nhiệm vụ của nhà nước là phải trừng phạt, nhưng công minh, còn mỗi cá nhân có nghĩa vụ phải tuân theo. Bản thân tôn giáo là cần thiết để khuyên răn mọi người làm theo các chuẩn mực của nhà nưởc, tức là tuân theo các luật pháp. Nó là công cụ để nhà nưởc dễ dàng chỉ đạo xã hội hơn. Nhưng, không phải nhà nước phải tuân theo nhà thờ, mà ngược lại, nhà thờ phải phục tùng nhà nước. Các nhà vô thần tuy không có tội nhưng là những người suy nghĩ nông cạn.

Nhìn chung, triết học xã hội của Hốpxơ có nhiều mặt hạn chế trong quan niệm về bản chất và nguồn gốc của nhà nước, cũng như về bản chất của con người. Ông còn chịu ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa duy vật tự nhiên trong việc xem xét các hiện tượng xã hội. Nhưng quan niệm của ông coi nhà nưởc là do con người lập ra để phục vụ con người là đòn giáng vào các quan niệm duy tâm, thần thánh hoá chế độ phong kiến đang thối nát. Thực chất việc khẳng định cần thiết phải xoá bỏ "trạng thái tự nhiên" của con người, ở Hốpxơ là sự thể hiện xu hướng tư sản tiến bộ đấu tranh đòi phá bỏ thần quyền và phân biệt đẳng cấp của chế độ phong kiến, đòi mở rộng dân chủ và tiến bộ xã hội.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Giôn Lốccơ (1632 - 1704)

    Giôn Lốccơ (John Locke) là đại biểu duy cảm điển hình của chủ nghĩa duy vật Anh. Hêghen nói: Khoa học nói chung và nhất là các khoa học kinh nghiệm, bởi nguồn gốc của mình, phải mang ơn phương pháp của Lốccơ"

  • Phranxis Bêcơn (1561 - 1626)

    Phranxis Bêcơn (Francis Bacon) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng.

  • Lý thuyết: Triết học Anh thế kỷ XVII

    Bước sang, thời cận đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII, nước Anh đạt được sự phát triển thịnh vượng về kinh tế và xã hội, trở thành một trong những cường quốc tư bản lớn nhất ở Tây Âu

close