Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ emTuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm giúp các em học tốt môn văn 9
1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Ooc ngày 30/9/1990. - Văn bản được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia - Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1977). b. Bố cục - Phần 1 (2 đoạn đầu): khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em. - Phần 2 (Sự thách thức): thực trạng của trẻ em trên thế giới. - Phần 3 (Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi của cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. - Phần 4 (Nhiệm vụ): Xác định những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. 2. Tìm hiểu chi tiết a. Khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em (mục 1 – 2) - Mục 1 nêu vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em. - Mục 2 khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hòa bình, hạnh phúc. Đó cũng chính là nguyên nhân và cũng là mục đích của vấn đề: làm thế nào để đảm bảo cho tất cả trẻ em có một tương lai tốt đẹp hơn. => Vấn đề được nêu ra ngắn gọn, rõ ràng, có tính chất khẳng định. b. Thực trạng của trẻ em trên thế giới (mục 3 – 7) - Mục 3 đóng vai trò chuyển đoạn, chuyển ý (tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy). - Mục 7 kết luận cho phần Sự thách thức: nhận trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước – những nguyên thủ quốc gia. - Các mục 4,5,6 nêu những hiện tượng, vấn đề thực trạng trẻ em trên nhiều nước, nhiều vùng khác nhau đã trở thành nạn nhân của bao vấn nạn xã hội: + Thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên,... + Mắc thảm họa đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, mù chữ. + Chết (con số đau lòng: 40000 cháu/ngày) vì suy dinh dưỡng, bệnh tật. => Trẻ em đang phải trải qua những hiểm họa, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt. c. Những điều kiện thuận lợi của cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em (mục 8 – 9) - Mục 8 đã nêu ra hai cơ hội: + Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền của trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới. + Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội. d. Xác định những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em (mục 10 – 17) - Trên cơ sở những thách thức và cơ hội, văn bản nêu lên những nhiệm vụ cấp bách cần làm: + Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em. + Quan tâm, chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. + Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đề thực hiện lợi ích của trẻ em, đặc biệt là các em gái. + Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ. + Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện đế các em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình. + Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. + Vì tương lai của trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước. => Các nhiệm vụ được nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, em trai, em gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế). => Điều quan trọng là các nhiệm vụ đó được nêu lên với một thái độ dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Mục 17 nhấn mạnh: “Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế”. e. Giá trị nội dung - Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. - Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại. f. Giá trị nghệ thuật - Bản tuyên bố gồm có 17 mục, được chia thành 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. - Kết cấu chặt chẽ. - Lập luận thuyết phục. - Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học. Sơ đờ tu duy văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em": HocTot.Nam.Name.Vn
|