Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cha con nghĩa nặngTóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cha con nghĩa nặng giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Bài 1 Trần Văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lựu sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người vợ tính cách xấu xa. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình, Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi... Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ. Tóm tắt Bài 2 Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự. Tuy nhiên, sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con. Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, bài đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tóm tắt Bài 3 Trần Văn Sửu lấy thị Lựu sinh được ba người con là Tí, Quyên và Sung. Sửu hết mực yêu thương vợ con. Một hôm, Sửu bắt gặp vợ mình ngoại tình với hương hào Hội. Thị Lưu không những không hối cải, mà còn để cho nhân tình chạy thoát. Trong lúc tức giận, Sửu không may xô ngã vợ, khiến vợ chết ngay tại chỗ. Sửu bỏ trốn, còn mọi người tưởng anh đã nhảy xuống sông tự tử. Anh em Tí về ở với ông ngoại. Sung ốm chết, còn Quyên và Tí thì đi ở cho bà Hương quản Tồn, được bà yêu thương và gây dựng gia đình cho. Sau nhiều năm trốn tránh, Sửu lẻn về thăm con nhưng rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự. Nhưng lại gặp lại thằng Tí, hai cha con gặp gỡ bịn rịn không nỡ rời. Sau đó, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con đoàn tụ. Bố cục Văn bản chia thành 3 phần: - Phần 1 (từ đầu đến "buồn rầu khổ cực nữa"): Tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức. - Phần 2 (tiếp đến "trở lại liền"): Cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con. - Phần 3 (còn lại): Cuộc đoàn tụ của hai cha con. Nội dung chính Văn bản thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo. Đồng thời khẳng định những tình cảm tốt đẹp này là bài học đạo lý muôn đời của nhân dân ta.
|