Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bài phát biểu của Tổng thư kí liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (An-tô-ni-ô Gu-tê-rét)“Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta” đã mang tới thực trạng và những lời cảnh báo, cảnh tỉnh tới mọi người về cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu đang tàn phá trái đất, đem tới những nguy cơ cần phải được quan tâm, khắc phục trước khi xảy ra những điều tồi tệ hơn.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Bài phát biểu gióng lên hồi chuông báo động chính phủ các quốc gia vì họ đã làm ngơ quá lâu trước những lời kêu gọi khẩn thiết của các nhà khoa học về tình trạng khí thải nhà kính tăng vọt, đẩy hành tinh của chúng ta tới bờ vực thẳm. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “điều cần thiết”): Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu trên thế giới và hậu quả của nó. - Phần 2 (tiếp đến “dần cạn kiệt”): Cần có các giải pháp để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. - Phần 3 (tiếp đến “khí thải đó gây ra”): Trách nhiệm lớn lao của lãnh đạo các quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu. - Phần 4 (còn lại): Tất cả phải hành động, không thể chậm trễ. Giọng đọc Rõ ràng, nghiêm túc Nội dung chính - “Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta” đã mang tới thực trạng và những lời cảnh báo, cảnh tỉnh tới mọi người về cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu đang tàn phá trái đất, đem tới những nguy cơ cần phải được quan tâm, khắc phục trước khi xảy ra những điều tồi tệ hơn. - Đồng thời tác phẩm cũng đưa ra thông điệp: Không bao giờ là quá muộn để chúng ta bắt tay vào hành động cứu lấy trái đất này. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ Ngày 10/9/2018, tại trụ sở Liên hợp quốc (thành phố Niu Oóc, Mỹ), Tổng thư kí An-tô-ni-ô Gu-tê-rét (chính trị gia người Bồ Đào Nha, đảm nhiệm vai trò Tổng Thư kí Liên hợp quốc từ năm 2017) đã có bài phát biểu hướng đến các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên hợp quóc và toàn nhân loại, nhằm kêu gọi những hành động cụ thể, quyết liệt để ứng phó với biến đổi khí hậu. Văn bản trong SGK được trích từ bài phát biểu của ông. 2. Đề tài Bảo vệ môi trường 3. Thể loại Diễn văn 4. Phương thức biểu đạt Nghị luận 5. Ngôi kể Ngôi thứ nhất
|