Tinh thần yêu nước trong Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải.Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với quân thù. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa , một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài a. Hai câu thơ đầu b. Hai câu thơ sau Bài mẫu Ra đời trong máu lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thơ văn thời Trần thấm đẫm tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải là một hồn thơ như thế. Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với quân thù. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa , một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng: Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù Còn nhớ mới ngày nào ta còn tạm nhường kinh thành Thăng Long cho giặc, mà nay đã ở vào tư thế của người chiến thắng, đạp trên đầu thù mà xốc tới (cướp giáo giặc, bắt quân thù). Thật là những tinh thần quả cảm vô song. Song, nhìn từ góc độ câu thơ nguyên tác, ta mới thấy hết được dũng khí của tướng sĩ nhà Trần. Mặt đối mặt với một kẻ thù hung dữ và thiện chiến mà cứ bình thản, bình tĩnh như không (đoạt sáo, cầm Hồ). Thật đáng cảm phục. Chưa bao giờ mà chủ nghĩa anh hùng Đại Việt lại ngời sáng đến thế. Từ câu thơ của Trần Tuấn Khải, ta còn nhìn thấy hình ảnh cả một đạo quân xâm lược mất hết ý chí chiến đấu, để cho tướng sĩ nhà Trần tước vũ khí và bắt trói dễ dàng như bắt lợn, bắt dê. Thật là thảm bại và nhục nhã. Nhắc lại hai chiến công chói lọi mà bản thân mình đã góp phần trong đó, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa hả hê, vừa tự hào. Niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng. Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân: Thái bình nên gắng sức Non nước ấy nghìn thu Với những công lao lớn, lại là một vương thân hoàng thích dòng dõi Tôn thất nhà Trần, Trần Quang Khải có quyền được nghỉ ngơi để an hưởng vinh hoa phú quý sau những ngày gian lao xông pha nơi trận mạc. Nhưng, ngay trên đường về lại kinh đô, giáp binh còn vương khói lửa chiến tranh, vị tướng ấy đã có tấm lòng hướng tới trăm dân muôn họ. Ở đây yêu nước đã gắn với yêu dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và còn đi xa hơn thế. Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo (Bình Ngô đại cáo) Chao ôi, tấm lòng của người xưa đến hôm nay ta vẫn thấy rưng rưng. HocTot.Nam.Name.Vn
|