Tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu LongĐồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp Bảng 36.1. Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2002
- Trồng trọt: + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước). + Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). + Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,... + Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta. +Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi … - Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. - Thủy sản: + Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. + Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. 2. Công nghiệp - Tỉ trọng thấp. - Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. Bảng 36.2. Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000
- Phân bố: tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ. 3. Dịch vụ - Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển. + Xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. + Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế. + Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo. - Vùng đang đực đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ. Hình 36.2. Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. HocTot.Nam.Name.Vn
|