Thành ngữ có ý chỉ những kẻ làm quan đạp dưới luồn trên, chà đạp, không quan tâm đến những người dân khổ mà chỉ mải mê đút lót tiền bạc cấp trên với mục đích vụ lợi cá nhân.
Thành ngữ có ý chỉ những kẻ làm quan đạp dưới luồn trên, chà đạp, không quan tâm đến những người dân khổ mà chỉ mải mê đút lót tiền bạc cấp trên với mục đích vụ lợi cá nhân.
Giải thích thêm
Thượng: bên trên, người bề trên.
Đội: mang lên đầu. Trong thành ngữ trên, “đội” còn mang nghĩa đút lót, nịnh nọt.
Hạ: bên dưới, người có địa vị thấp.
Đạp: đặt mạnh chân vào người khác với lực mạnh, nhằm làm thương đối phương. Từ “đạp” trong thành ngữ trên cũng mang nghĩa đàn áp, chà đạp.
Đặt câu với thành ngữ:
Vì mải mê theo đuổi danh lợi, vị quan tham nhũng đã thượng đội hạ đạp, coi thường người dân và luật pháp.
Dưới chế độ phong kiến, vua chúa thường thượng đội hạ đạp, không quan tâm đến người nông dân nghèo khổ.
Tên tham quan cuối cùng cũng phải chịu mức án nặng nhất cho tội thượng đội hạ đạp.
Thành ngữ ý nói về việc con người thì cần có đủ những người bạn cùng chí hướng bên cạnh để cùng nhau chia ngọt sẻ bùi với nhau, vì như uống trà thì cần ba người bạn, uống rượu lại cần bốn người. Ngoài ra, thành ngữ còn dùng để chỉ cách uống trà, rượu: trà phải pha đến lần nước thứ ba mới đậm vị, rượu phải uống đến chén thứ tư mới cảm nhận được vị ngon.
Thành ngữ ý chỉ những sự kiện, hiện tượng có tầm ảnh hưởng lớn, vang dội khắp mọi nơi, có thể làm đảo lộn những trật tự thông thường, ví như sự việc ấy có thể làm trời long đất lở.
Thành ngữ có hàm ý nói về lòng trung thành với đức vua, người cầm quyền và tình yêu nước, quê hương của con người (theo quan niệm thời phong kiến xưa).