Thực hành bài 18 trang 43 SGK Công Nghệ 7Xác định sức nảy mầm mà tỉ lệ nảy mầm của hạt giống cần phải làm các bước theo đúng quy trình sau : I. VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT - Hạt lúa, ngô (bắp) đỗ ... - Đĩa ,khay men hay gỗ giấy thấm nước hay giấy lọc ,vải thô hoặc bông .. II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH Bước 1. Chọn từ lô hạt giống mỗi mẫu từ 50-100 hạt nhỏ to. Ngâm vào nước lã 24 giờ. Bước 2. Xếp 2-3 tờ giấy thấm nước, vải đã thấm nước vào khay. Bước 3. Xếp hạt vào đĩa (khay) đảm bảo khoảng cách để này mầm. Bước 4. Tính sức nảy mầm và tỷ lệ này mầm của hạt. Sức nảy mầm (SNM). Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định (từ 4 đến 5 ngày) tùy theo loại hạt giống. Tỷ lệ nảy mầm (TLNM). Tỷ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau thời gian từ 7 đến 14 ngày tùy theo loại hạt giống. III. THỰC HÀNH - Ví dụ chúng ta đem 100 hạt lúa, 100 hạt ngô đi thực hành + Sau 4 - 5 ngày có 70 hạt lúa nảy mầm. Vậy sức nảy mầm của hạt lúa là 70% + Sau 7 – 14 ngày có 72 hạt lúa nảy mầm. Vậy tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa là 72%. => Tỉ lệ sức nảy mầm của hạt lúa sấp xỉ tỉ lệ hạt nảy mầm. Hạt lúa giống có chất lượng tương đối tốt. + Sau 4 - 5 ngày có 50 hạt ngô nảy mầm. Vậy sức nảy mầm của hạt ngô là 50%. + Sau 7 – 14 ngày có 70 hạt ngô nảy mầm. Vậy tỉ lệ nảy mầm của hạt ngô là 70%. => Tỉ lệ sức nảy mầm của hạt ngô chênh lệch quá nhiều tỉ lệ hạt nảy mầm. Hạt ngô giống có chất lượng không được tốt. - Ta có bảng báo cáo sau:
HocTot.Nam.Name.Vn
|