Thế nào là “dân chủ”, “chế độ dân chủ”, “nền dân chủ” và “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa’’? Hãy nêu khái quát tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa?

- Khái niệm dân chủ Khái niệm dân chủ có một nội hàm hết sức phong phú với một lịch sử phát triển trên hai nghìn năm qua nhưng nếu hiểu vắn tắt và cơ bản thì có thể nói: Khái niệm dân chủ dùng để chỉ quyền làm chủ của nhân dân.

-    Khái niệm dân chủ

Khái niệm dân chủ có một nội hàm hết sức phong phú với một lịch sử phát triển trên hai nghìn năm qua nhưng nếu hiểu vắn tắt và cơ bản thì có thể nói: Khái niệm dân chủ dùng để chỉ quyền làm chủ của nhân dân.

Khái niệm này được hình thành từ những cuộc tranh luận về chủ thểquyền lực của xã hội thuộc về ai? (nhân dân hay vua - “quân chủ”; ...).

Nếu lý giải theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì khái niệm “dân chủ” bao hàm ba nội dung chủ yếu sau đây:

+ Dân chủ là quyền lực của nhân dân (tức chủ thể quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân). Theo nghĩa đó, một khi quyền lực cai trị xã hội thuộc về một người (ví dụ theo chế độ phong kiến) thì xã hội đó là xã hội không có dân chủ mà là xã hội “quân chủ” (vấn đề chỉ còn là “quân chủ tập quyền” hay “quân chủ phân quyền” mà thôi).

+ Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì không có dân chủ phi giai cấp. Trái lại, về thực chất (chứ không phải là trên phương diện tuyên ngôn – lời tuyên bố) dân chủ bao giờ cũng là dân chủ đối với một giai cấp xác định còn đối với giai cấp khác, giai cấp đối kháng với nó thì không có dân chủ. Bản chất giai cấp của dân chủ có cơ sở kinh tế của nó. Giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì mói có thể thực sự thực hiện được quyền làm chủ xã hội.

Ví dụ, khái niệm dân chủ trong xã hội chiếm hữu nô lệ là dân chủ cho giai cấp chủ nô chứ không phải cho giai cấp những người nô lệ (những người bị coi không phải là “người"), cũng không phải thực chất cho tầng lớp lao động tự do (nông dân, thợ thủ công,... trong xã hội chiếm hữu nô lệ).

+ Khái niệm dân chủ không phải là khái niệm bất biến, trái lại nó là một phạm trù có tính lịch sử và luôn gắn với sự tồn tại của các kiểu nhà nước trong mỗi điều kiện xác định. Bởi vậy, khái niệm “dân chủ" có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm "chế độ dân chủ và “nền dân chủ”. Nếu không thế thì trong thực tế xã hội, khái niệm dân chủ chỉ là một khái niệm thuần tuý tư tưởng, thiếu một nội dung hiện thực triển khai trong thực tiễn tổ chức xã hội.

-   Khái niệm chế độ dân chủ và nền dân chủ

Khái niệm chế độ dân chủ dùng để chỉ thiết chế xã hội nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân; còn khái niệm nền dân chủ dùng để chỉ hệ thống các thiết chế được xác lập và thực thi trong hiện thực xã hội theo mục tiêu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội đó. Theo nghĩa đó, khái niệm chế độ dân chủ và khái niệm nền dân chủ có cùng bản chất nhưng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng thay thế cho phù hợp.

-    Khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

+ Khái niệm:

Nền dân chủ (hay chế độ dân chủ) xã hội chủ nghĩa là hệ thống thiết chẽ (chính trị, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội) được xác lập và thực thi trong xã hội theo mục tiêu thực hiện quyền lực cai trị (quản lý, điều khiển, kiểm soát,... xã hội) thực sự thuộc về nhân dân lao động.

+ Cụ thể, nền dân chủ đó có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

Một là, đó là nền dân chủ phát triển ở trình độ cao nhất trong lịch sử, được xác lập sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được quyền lực nhà nước trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đó là một chế độ dân chủ rộng rãi nhất - dân chủ cho toàn thể nhân dân lao động. Các chế độ dân chủ trước đây về thực chất chỉ là dân chủ đối với thiểu số giai cấp thống trị - giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất của xã hội.

Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ hoàn toàn có khả năng thực hiện được quyền lực thuộc về nhân dân lao động vì quyền lực ấy được bảo đảm bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chiếm địa vị thống trị trong nền kinh tế.

Ba là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một chế độ dân chủ được thể chế hoá và vận hành trong hiện thực xã hội bằng một cơ chế chặt chẽ: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đó là một thể chế và cơ chế đảm bảo thực hiện được: quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân, quản lý xã hội bằng công cụ quyền lực nhà nước và thực hiện được rộng rãi nhất quyền lực của nhân dân lao động.

-    Tính tất yếu của việc xây dựng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa trong tiến trình xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa

Có thể phân tích tính tất yếu này trên ba điểm chính sau đây:

+ Nội dung chính trị của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do vậy, trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu cần phải thiết lập và thực thi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

+ Chỉ có xây dựng một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa mới đảm bảo được trong thực tế vai trò làm chủ của nhân dân Llao động và sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng thời thực hiện được sự chuyên chính đối với những xâm phạm quyền lực của nhân dân.

+ Chỉ có thể tập hợp được rộng rãi nhất và phát huy được sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân lao động vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội khi thiết lập và thực thi được chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

HocTot.Nam.Name.Vn

close