Thần học và khoa học, đức tin và lý tríSiêu hình học, bản thể học của chủ nghĩa Tômát được xây dựng để bảo vệ những giáo lý của Đạo Kytô. Nó được coi là "triết học đầu tiên" tách khỏi khoa học, hơn nữa còn bắt khoa học phải phục tùng những nguyên tắc của nó. Siêu hình học, bản thể học của chủ nghĩa Tômát được xây dựng để bảo vệ những giáo lý của Đạo Kytô. Nó được coi là "triết học đầu tiên" tách khỏi khoa học, hơn nữa còn bắt khoa học phải phục tùng những nguyên tắc của nó. Trước hết là học thuyết về bản thể. Chủ nghĩa Tômát cho rằng, bản thể là hiện thực phổ quát nhất. Người ta tìm thấy nó một cách loại suy ở tất cả những cái gì hiện hữu, hữu hạn này vô hạn, hiện tồn tại hay không hiện tồn, có thực hay đơn thuần thuộc khái niệm. Những bản thể riêng có bản chất của chúng, và bản chất đó quy định sự hiện hữu. Nhưng Chúa là bản thể tối cao, tuyệt đối. Ở Chúa, bản chất và hiện hữu là thống nhất, cho nên Chúa là nguyên nhân đầu tiên của thế giới, là nguồn gốc của mọi hiện hữu. BẢN THỂ (viết hoa) hay bản thể tối cao là sự viên mãn của mọi sự hoàn hảo, đã hình thành sẵn toàn bộ nội dung của mình, toàn bộ sự xác định của mình. Nhờ những tiên nghiệm đó, chủ nghĩa Tômát đã đưa ra một hình tượng hoàn thiện về Chúa; Chúa là một bản thể tồn tại trong sự đầy đủ vô tận của mình, Chúa biểu hiện là "tính thống nhất tự thân", "chân lý tự thân", "lợi ích tự thân", "cái đẹp tự thần". Chủ nghĩa Tômát chia bản thể thuần túy dưới những dạng sau đây: bản thể hữu hạn và vô hạn, tiềm thế và tiên nghiệm, cả tính và lý tính, sáng tạo và được sáng tạo... Chủ nghĩa Tômát đã giải quyết những trái ngược siêu hình học đó bằng học thuyết về sự tương đồng loại suy: Chúa là bản thể khác hoàn toàn với những bản thể được sáng tạo, nhưng bản thể của Chúa có thể hiểu được từ bản thể của thế giới nhò sự tương đồng của bản thể: sự sáng tạo của Chúa chứng minh cho bản thể của Chúa. Cốt lõi cơ bản trong bản thể học của chủ nghĩa Tômát mới là học thuyết về hành vi và tiềm năng. Trừ bản thể tối cao, những bản thể riêng biệt, những sự vật, những hiện tượng nảy sinh là kết quả của cơ cấu, của sự vận động, của sự thực hiện tiềm năng hướng tới hành vi. Bản thể tối cao, tức Chúa không nằm trong sự phân chia đó, vì Chúa là hành vi thuần túy rồi. Nguyên tắc tích cực của hiện thực, của sự hoàn thiện còn được thực hiện bởi sự vận động từ thực thể, mà đặc điểm là tự hiện hữu, đến biến cố, mà đặc điểm là phải dựa vào cái khác mới hiện hữu được. Các bản thể riêng biệt chịu sô phận này, chúng chỉ có thể tham gia vào bản thể vô tận là Chúa, bởi vì chỉ có Chúa mới là hành vi, là sự thể hiện thuần túy mà thôi. Cơ sở triết học tự nhiên của chủ nghĩa Tômát cho rằng, vật chất là bản nguyên thụ động hoàn toàn. Nhờ có hình thức không vật chất, nó sẽ hướng tới một dạng nhất định. Khi vật chất trì trệ được thực tại hóa, thì những hình thức tạo nên tính nhiều vẻ của những phương thức, của những dạng vật chất. Ở con người, vật chất là xác. Kình thức bản chất là linh hồn không vật chất và bất tử. Chúa là hình thức tối cao, là hình thức của các hình thức, không có liên quan với vật chất, tạo nên "vật chất cơ sở" và toàn bộ tính nhiều vẻ của các hình thức khác. Thiên thần cũng là bản thể hoàn toàn tinh thần, không vật chất và chuẩn vật chất. Bằng siêu hình học, bản thể học của chủ nghĩa Tômát đã được trình bày như một chủ nghĩa phổ quát, trong đó Chúa là cái toàn thể duy nhất, còn con người không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện, là một yếu tố của cái toàn thể. Chủ nghĩa Tômát muốn xuất hiện dưới bộ mặt hiện đại chính là ở chỗ nó thừa nhận ở mức nhất định thành tựu của khoa học. Nó cho khoa học là bản thể riêng biệt, hữu hạn, cảm tính thuộc thực tại khách quan, độc lập với ý thức của con người. Những cái hiện hữu, thế giới kinh nghiệm là mục đích xem xét của khoa học. Đối tượng trực tiếp của khoa học, như chính Thần học đại toàn thừa nhận là cái phổ quát, cái tất yếu của "thế giới bên này". Nhưng là một bản thể hữu hạn biến đổi được sáng tạo, khoa học bị một giói hạn là không thể vượt qua thần học. Chủ nghĩa Tômát xác định thẩm quyền của khoa học ở lý trí. Vì vậy, mỗi khi khoa học tấn công vào thần quyển, tôn giáo, vào đức tin, thì lập tức khoa học phải trút bỏ cái giá trị phổ quát, tất yếu và uốn minh theo thần học. Để chứng minh cho sự tồn tại, cho quyển năng sáng tạo của Chúa, thần học trung cổ đề ra một chủ nghĩa mục đích phản khoa học, nhiều khi rơi vào những chứng minh hết sức thô thiển. Cách giải thích những quá trình tự nhiên khách quan theo quan điểm chủ quan của chủ nghĩa mục đích đã bị các nhà triết lý duy vật thuộc thế kỷ XVII - XVIII lên án mạnh mẽ. Ngày nay, chủ nghĩa Tômát mới vẫn không từ bỏ chủ nghĩa mục đích. Nó tìm cách làm mờ đi tính duy lý, tính phổ quát và tất yếu của thế giới khách quan và giải thích những quá trình cơ học, vật lý học, -hóa học theo chủ nghĩa mục đích mới. Tômát Đacanh đã từng không thừa nhận tư tưởng về sự phát triển, về sự tiến hóa, bởi vì nó phá bỏ cơ sở của thần học. Ngày nay, học thuyết về tiến hóa đã có địa vị vững chắc quá rõ ràng trong khoa học. Nhưng để bảo vệ thần học, những người theo chủ nghĩa Tômát mới không thể một mực phủ nhận lý thuyết khoa học đó được, nhưng lại tìm cách trình bày nó theo một quan điểm duy tâm và phản biện chứng. Họ cho rằng, sự phát triển, sự tiến hóa có nguồn gốc trong ý chí của Chúa, cho nên nội dung của nó là sự quy định, sắp xếp, an bài trước của Chúa. Giàng Maritanh (Jean Maritain) cho rằng, thế giới thiên nhiên được thực hiện theo sự chỉ dẫn của Chúa, trực tiếp bđi các thiên thần, "những linh hồn thuần túy" được Chúa phân công để bảo vệ từng con người tùy theo thứ bậc đã được Chúa sắp đặt. Rõ ràng, những người theo chủ nghĩa Tômát mới đã bắt khoa học, triết học lệ thuộc vào thần học; bắt lý trí của khoa học, của triết học lệ thuộc vào đức tin của tôn giáo. Chủ nghĩa Tômát mới giải thích sự mâu thuẫn, sự đối địch giữa khoa học và thần học cũng như lý trí và đức tin là do thiếu sự phân chia ranh giới giữa các lĩnh vực ấy, và từ đó phải thực hiện sự hài hòa, sự hòa hợp giữa chúng. Gi.Maritanh cho rằng, chủ nghĩa Tômát mới dung hòa được niềm tin chân phúc và tự nhiên, đức tin và lý trí, thần học và triết học, đức tính siêu nhiên và đức tín tự nhiên, trật tự tinh thần và trật tự thế tục, lý tính tư biện và lý tính thực tiễn, sự chiêm ngưỡng và sự nhận thức của con người, sự tin tưởng ở những dữ kiện vĩnh cửu và ở lý tính thời đại. Vậy thực chất của việc khôi phục những mối quan hệ sinh động và hữu cơ giữa lý tính và thế giới siêu lý tính và siêu con người đó là gì ? Trong thời đại phát triển của khoa học, ánh sáng của trí tuệ là nguồn gốc của khoa học, cho nên chủ nghĩa Tômát mới không thể bám giữ chủ nghĩa giáo quyền cực đoan theo kiểu thần học cổ đại của Téctuliêng phủ nhận mọi khả năng của lý trí, thậm chí, có người lấy chủ nghĩa tín ngưỡng thay cho lý trí trong khoa học. Nhưng, cuối cùng thì sự hài hòa giữa lý trí và đức tin chỉ là sự hạn chế của lý trí; khả năng của lý trí chỉ còn ở chỗ chứng minh cho những tín điều tôn giáo, cho sự tồn tại của Chúa. Những người theo chủ nghĩa Tômát mới xác định mối quan hệ giữa thần học, triết học và khoa học để làm cơ sở cho nhận thức học của họ. E.GinSông (E.Gilson) cho rằng, thần học là siêu hình học, mà siêu hình học, theo các nhà triết học tư sản, là tri thức ở trình độ siêu lý tính, siêu nhiên, siêu cảm tính. Còn Đờ Vunphơ (De Vulfe) cho rằng, tri thức của loài người tạo thành cái tháp ba tầng: đáy là khoa học riêng biệt, tâm là các khoa học tổng quát, còn đỉnh là thần học. Sự phân chia trên biểu hiện rõ quan điểm nhị nguyên tôn giáo mà chủ nghĩa Tômát mới cũng như bất cứ thế giới quan tôn giáo nào đều là những hệ thống duy tâm khách quan phân chia thế giới thành "thế giới bên này"có thể lĩnh hội bằng lý trí có hạn, và một "thế giới bên kia", thế giới siêu nghiệm. Những điều thuộc "thế giới bên này" thì có thể giải thích bằng lý tri, bằng khoa học. "Thế giới bên kia" thuộc phạm vi siêu lý trí, thuộc phạm vi Thiên Khải, cho nên lý trí là hoàn toàn bất lực, sức mạnh ở đây là đức tin đặt vào tín điều đã được Chúa phán tỏ. Vì vậy, trên con đường tìm kiếm chân lý, đức tin bao giờ cũng giữ vai trò định hướng cho lý trí, ngăn ngừa lý trí sa vào sai lầm. Nhận thức khoa học không giải quyết được những vấn đề "bản chất của hiện hữu", bởi vì đó là thẩm quyền của triết - thần học. vẫn theo xu hướng hạ thấp khoa học đó, mặc dù thừa nhận sự tồn tại của quy luật trong tự nhiên, chủ nghĩa Tômát mới cho đó chỉ là nguyên nhân thứ yếu, chỉ là sự tuần tự, là mối quan hệ bên ngoài của sự kiện. Còn "sự cáo chung là nguyên nhân của mọi nguyên nhân", là nguyên nhân cuối cùng có quan hệ với trật tự siêu tự nhiên, tức quan hệ với Chúa. Lý luận nhận thức duy tâm tôn giáo trên đương nhiên dẫn chủ nghĩa Tômát mới tới chỗ phân chia chân lý thành hai loại: chân lý lý tính và chân lý siêu lý tính, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Con người vì mang tội tổ tông cho nên tối tăm và kém cỏi, do vậy, tự bản thân không có khả năng nhận thức được chân lý siêu lý tính, chân lý tuyệt đối. Khả năng nhận thức chính xác và đầy đủ chân lý cao cả đó thuộc vể đức tin. Trí lực của con người chỉ trở thành chân lý khi phù hợp với trí lực của Chúa. Đạt tới chân lý đó bằng cách nào ? Người theo chủ nghĩa Tômát mới cho rằng, con người ta không thể Liên hệ trực tiếp với đối tượng của sự nhận thức đó được như khi nhận thức những chân lý tương đối của khoa học, mà phải qua trung gian được tạo thành bởi hình thức (tức tinh thần, linh hồn). Sự thống tuệ, ý chí là những năng lực thượng đẳng của con người do tinh thần đó đưa lại. Theo quan điểm của chủ nghĩa nhân cách, của nhân học, chủ nghĩa Tổmát mới cho đó là cái cao cả, cao quý nhất, là "tự do không bao giờ mất" của con người. Cũng vì vậy, người theo chủ nghĩa Tômát mới đòi con ngưòi phải khinh thị cái thế giới tự nhiên này để có được những chân lý siêu phàm. Gi.Maritanh cho rằng, sự phù hợp, sự thích ứng của con người với chân lý không giống với sự sao chép, không mang dấu ấn vật chất, mà là sự gột rửa sạch tuyệt đối tư tưởng khỏi cái nhìn thấy được, sờ mó được. Tóm lại, E.Ginsông vậ tất cả các nhà triết học tôn giáo hiện đại không tìm cách khắc phục những khó khăn, những hạn chế của lý trí bằng cách phát triển nó mạnh mẽ hơn để vượt qua những mâu thuẫn không tránh khỏi trên bước đường trưởng thành của nó mà lại tìm tới "đức tin chất phác"mà Chúa có thể ban cho bất cứ người nào, kể cả những người không biết tới khoa học. Họ gọi đó là "sự dung dị thần thánh”. Ở đấy chỉ có một lẽ đơn giản: người ta không đẩy khoa học tới cùng được và cần lấy đức tin ngăn lại, bởi vì, một khi khoa học xác minh được rằng thế giới vô tận trong không gian và thời gian, thì cái "đỉnh tháp” thần học sẽ bị cái đáy khoa học uy hiếp. Vì vậy, nếu dưới chiêu bài chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa Tômát mới có tham vọng chông lại chủ nghĩa phi lý trong một số trào lưu triết học tư sản hiện đại thì cuộc va chạm đó chỉ là một giả tưởng, vì chính nó cũng là "đồng sàng đồng mộng" với những loại triết học phi lý khác, bởi vì niềm tin tôn giáo, Thiên Khải cũng mang tính phi lý khác. Còn sự thừa nhận của khoa học mà chủ nghĩa Tômát mới nêu lên, nếu được coi là chủ nghĩa duy lý, thì có thể gọi đó là một thứ chủ nghĩa duy lý tha hóa vì chính cái mà nó tôn lên làm khoa học lại chính là sự áp bức, đè nén lý trí của con người. HocTot.Nam.Name.Vn
|