Tấm lòng người mẹTấm lòng người mẹ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 11
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Huy - gô 1. Tiểu sử - Cuộc đời - Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay. - Bản thân: + Thời thơ ấu: trải qua nhiều đau khổ do gia đình mâu thuẫn. + Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng + Là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực - Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại 2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính - Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)… - Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), … - Kịch: Ec-na-ni (1830),... → Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng-tê-ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa. b. Phong cách nghệ thuật - Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo. - Ông đã không ngần ngại xác định chức năng của nghệ sĩ như là một "nhà tiên tri" (prophète), một "pháp sư" (mage), mà tác phẩm là một "âm vang" (écho sonore) của thời đại, hòa hợp cá nhân người sáng tạo với dân tộc, nhân loại và lịch sử trong nhiệm vụ cải tạo cuộc sống để do đó khẳng định vai trò và sứ mệnh cao quí của người nghệ sĩ. Sơ đồ tư duy Tác giả Huy - gô
Tác phẩm Tác phẩm Tấm lòng người mẹ 1. Thể loại, phương thức biểu đạt - Thể loại: Tiểu thuyết - Phương thức biểu đạt: Tự sự 2. Hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm - Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” lấy trong tập tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của ông có tên Những người khốn khổ (1862) 3. Nội dung chính Bối cảnh chính trong đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” đó là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử đầy thiêng liêng giữa mẹ Phăng-tin và đứa con tên là Cô - dét. Phăng-tin đã hy sinh tất cả để cho con được no đủ, hạnh phúc. Mặc dù cuộc sống đầy khó khăn, nhưng người mẹ vẫn luôn dành cho con mình tình yêu và sự quan tâm nhất, và không ngại bán thân để có tiền nuôi con. Tấm lòng người mẹ đã truyền cảm hứng cho độc giả về tình yêu thương, sự hy sinh và tình mẫu tử trong cuộc sống. 4. Tóm tắt tác phẩm Những bất công trong xã hội đã đè bẹp, chà đạp lên tấm lòng người mẹ trong đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” nói về xã hội đưa đẩy người phụ nữ nhỏ bé đến tận cùng đau đớn. Mở đầu đoạn trích với ngôi kể thứ ba nổi bật lên khung cảnh u ám của bầu trời, cũng chính là màu sắc của cuộc đời Phăng-tin, bà mẹ đơn thân khốn khổ vừa bị đuổi việc khỏi nhà máy. Vì cuộc sống mưu sinh và vì muốn lo cho đứa con nhỏ gửi ở nhà ông bà chủ trọ, cô như hóa điên dại khi mất đi nguồn thu nhập chính. Cô đã phải bán đi mái tóc của mình để cho con gái được mặc ấm. Áp lực giữa đồng tiền và con cái khiến cô có những suy nghĩ lệch lạc, cô căm thù tất cả, căm thù ông Ma-đơ-len đã biến cuộc sống của cô thành như thế này. Lúc này thứ làm dịu tâm hồn cô nhất có lẽ là đứa con bé bỏng của mình, cô nhủ với lòng rằng “Bao giờ ta giàu, thì ta sẽ đón Cô-đét của ta về với ta”. Thế nhưng cuộc sống như muốn trêu đùa người đàn bà nhỏ bé, hai vợ chồng chủ trọ kia nhẫn tâm lừa cô gửi hai đồng vàng về cho con mình để chữa bệnh. Vì con mình, cô nhịn đắng nuốt cay bán đi hai chiếc răng cửa đó. Dù bộ mặt gớm giếc, nụ cười rớm máu của cô làm bà Mác-gơ-rít sững sờ đau nhói nhưng nếu để con cô ốm bệnh, cô còn đau hơn gấp hàng nàng hàng vạn lần. Hai vợ chồng kia thật nhẫn tâm khi đã lừa dối cô, họ đáng phải bị trừng phạt. Khó khăn chồng chất khó khăn, đỉnh điểm đã đưa cuộc đời cô sang trang mới mà trang đó lại là hố đen tắm tối một đi không quay trở lại. Bọn chủ nợ giáo giết tìm cô, chúng ép cô phải trả cả gốc lẫn lãi 100 đồng vàng nếu không sẽ đuổi cô ra khỏi nhà. Đấu tranh tư tưởng đến tột cùng. Cuối cùng, vừa để trang trải cuộc sống vừa có thể lo cho con cô đầy đủ, cô “đi làm gái điếm”. 5. Nghệ thuật - Lối viết tiểu thuyết thu hút, độc đáo - Ngôn ngữ dễ hiểu và tinh tế - Xây dựng nhân vật và khắc họa chân thực Sơ đồ tư duy Tác phẩm Tấm lòng người mẹ
|