Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo siêu ngắnSoạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 10 siêu ngắn Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích và tìm vị trí của dấu chấm phẩy. Lời giải chi tiết: - Dấu chấm phẩy trong đoạn được in đậm: Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải. (Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Tác dụng: ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra và các bộ phận trong câu này có cấu tạo khá phức tạp. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Phương pháp giải: Xét cấu trúc câu văn và trả lời. Lời giải chi tiết: Không nên thay dấu phẩy trong đoạn văn trên bằng dấu chấm phẩy vì dấu chấm phẩy chỉ nên dùng để ngăn cách những khoảng dừng lớn, trong câu có cấu tạo phức tạp. Ví dụ: Theo dõi câu cuối trong đoạn trích bài tập 1: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tái chế rác thải. => Trong ví dụ trên, dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các khoảng dừng lớn bao trùm khoảng dừng nhỏ (tranh, ảnh). Còn trong đoạn trích ở bài tập 2, không có khoảng dừng nào nhỏ hơn, câu này cấu tạo đơn giản nên không cần thiết dùng dấu chấm phẩy. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Phương pháp giải: Chú ý về các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu,… Lời giải chi tiết: a. Các phương tiễn giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu b.
Viết ngắn Video hướng dẫn giải Viết đoạn văn đáp ứng hình thức ngắn gọn và sử dụng dấu chấm phẩy, em lựa chọn một cảnh thiên nhiên mà em thích. Lời giải chi tiết: Trong tất cả các cảnh sắc và khung cảnh thiên nhiên, em thích nhất là cảnh biển. Mỗi lần được đi biển, em sẽ được ngắm vô vàn những cảnh sắc và khung cảnh tươi đẹp: bãi cát trắng vàng giòn được ánh nắng chiếu rọi; nước biển trong xanh quanh năm mát rượi; những dãy núi phía xa xa tít tắp; những rặng dừa, hàng phi lao rì rào thầm thì cùng sóng biển; những đoàn thuyền đi đánh cá trở về và khung cảnh rộn rã đông vui. Cảnh biển lúc bình minh luôn mang đến cho em cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống. Nơi ánh nắng bình minh dịu nhẹ chiếu xuống mặt biển, mặt biển trong xanh, từng đàn hải âu bay lượn và ngư dân đánh cá trở về. Bầu trời lúc nào cũng trong xanh, cao vời vợi và không gian thì dài rộng vô tận không có điểm dừng. Hoàng hôn, biển nhuộm màu vàng huy hoàng và rực rỡ. Và đến chiều tối thì biển chỉ còn lại là màu đen. Thi thoảng ở phía xa, có những chấm đèn của những con tàu ra khơi, ngày một nhỏ dần và biến mất. Mẹ Biển đã ưu đãi cho con người biết bao nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên. Tóm lại, cảnh biển là cảnh mà em yêu thích nhất vì nó thực sự đẹp và mang đến cho em cảm giác bình yên, hạnh phúc. Chú thích: - Dấu chấm phẩy được in đậm.
|