Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày siêu ngắn

Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày siêu ngắn nhất trang 80 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 10, tập 1

a. Quan hệ giữa Cải và thầy lý đã được dàn xếp: Cải đút lót cho thầy lý 5 đồng nhờ thầy xử cho mình được thắng kiện.

- Mâu thuẫn xuất hiện khi thầy lý xử Cải thua kiện và bị đánh 10 roi.

- Hai bên thắc mắc và giải thích cho nhau ngay trên công đường qua ngôn ngữ và cử chỉ mà chỉ Cải và thầy lý mới hiểu.

b. Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật:

- Cải: xòe 5 ngón tay và khẽ bẩm "Xin xét lại, lẽ phải về con mà", ngầm nhắc thầy lý về số tiền 5 đồng mình đã đút lót.

- Thầy lý: úp bàn tay mặt lên bàn tay trái và nói "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày", ngầm giải thích Ngô còn đút cho thầy gấp đôi nên thầy phải ra quyết định như vậy.

=> Lời nói và cử chỉ kết hợp thống nhất tạo nên hai thứ ngôn ngữ trên công đường (ngôn ngữ lời nói công khai ai cũng hiểu nhưng ngôn ngữ cử chỉ thì chỉ Cải và thầy lý mới hiểu) và lối chơi chữ (từ "phảidùng theo hai nghĩa: bàn tay phải – lẽ phải) độc đáo. Tính kịch thể hiện rõ trong kết thúc bất ngờ và hai loại ngôn ngữ trên.

=> Phê phán sự tham lam, bất công của lý trưởng và chế giễu tình cảnh thảm hại của người lao động đáng thương đi tìm công lý bằng con đường tiêu cực.

 

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Tr lời câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 10, tập 1 

Lời nói kết thúc truyện sử dụng nghệ thuật chơi chữ độc đáo: "Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày".

- Từ "phải" chỉ tính chất được kết hợp với từ chỉ số lượng tạo ra nhận thức về sự bất hợp lý trong tư duy người nghe. Tuy vậy, điều này có vẻ hợp lý vì 10 đồng của Ngô gấp đôi 5 đồng của Cải đút lót thầy lý.

- Lời lý trưởng vừa vô lý (trong xử kiện) vừa hợp lý (trong mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật). Câu nói thể hiện bản chất tham lam, nhũng nhiễu của lý trưởng.

 

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Cải và Ngô là những người lao động nghèo, đều mắc sai lầm là đi tìm công lý bằng cách thức tiêu cực (đút lót) nên đều mất tiền cho tên lý trưởng tham lam, xảo trá.

- Trong đó, Cải vừa mất tiền vừa thua kiện, hành vi tiêu cực đã làm anh trở nên thảm hại, anh vừa đáng thương vừa đáng trách.

 

Luyện tập

Câu hỏi (trang 80 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Nội dung: Thường châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu trong nội bộ nhân dân, hoặc đả kích những thói hư khác trong xã hội.

+ Truyện Tam đại con gà chế giễu thầy đồ dốt nát nhưng lại sĩ diện hão.

+ Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày đả kích thói tham nhũng của bọn tham quan ô lại trong xã hội cũ.

 Nghệ thuật: Truyện cười thường tạo ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên để gây cười.

+ Truyện Tam đại con gà tạo ra mâu thuẫn giữa sự dốt nát (bên trong) với cái làm ra vẻ ta đây là giỏi (bên ngoài) của thầy đồ.

+ Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày tạo ra mâu thuẫn là việc phân xử phải trái lại được đo, đếm như đốì với đồng tiền.

 

Tóm tắt

      Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lý năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thầy lý rằng mình là phải. Thầy lý cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.

 

ND chính

Thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng trong xã hội Việt Nam xưa.

HocTot.Nam.Name.Vn

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close