Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - chi tiếtNhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Chuẩn bị 1 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 1 Chuẩn bị trang 73 SGK Văn 10 Cánh diều Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc, hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ ( 1982) Phương pháp giải: - Tìm tại liệu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo. - Tìm câu trả lời cho câu hỏi năm 1982 có gì đặc biệt - Rút ra những gì cần thiết nhất trong lượng thông tin đã tìm hiểu. Lời giải chi tiết: Cách 1 a. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: - Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. - Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977). - Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân. - Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội. - Ông nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học. b. Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo: Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy cuộc sống của họ còn thiếu thốn về vật chất, sân khấu xếp bằng đá san hô, cánh gà chôn bằng mấy tấm tôn, ca sĩ toàn là những anh chàng đầu trọc (họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước ngọt vệ sinh)... nhưng tâm hồn của họ thì vô cùng lạc quan, yêu đời. Họ cất cao lời ca tiếng hát, những tiếng hát ngang tàng, toàn nhớ với thương. Dù chưa biết "người thương" ở phương nào, họ vẫn khát khao và mộng tưởng, họ khẳng định tình yêu thủy chung như muối mặn của mình dẫu chưa hề biết "bóng dáng nào sẽ đến" với họ. Có thể nói, họ thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Chỉ có tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì luôn chan chứa trong tim.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam. - Bên cạnh những bài thơ viết cho thiếu nhi, Trần Đăng Khoa còn có không ít thơ viết về biển đảo và người lính: Thư tình người lính biển, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài ..., Lính đảo hát tình ca trên đảo là một trong số đó. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Những thông tin về nhà thơ Trần Đăng Khoa: được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, ông là nhà thơ có nét riêng xuất sắc trong số những nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, các chất liệu được dệt trong từng tác phẩm đa phần là sự vật quen thuộc xung quanh. Xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo: được ông viết trong những năm 80 của thế kỉ trước, khi là lính hải quân cùng đồng đội ở ngoài Trường Sa sóng nước. Những ảnh hình, chi tiết, nhân vật trong bài thơ chính là một phần hiện thực cuộc sống của người lính đảo.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Chuẩn bị 2 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 2 Chuẩn bị trang 73 SGK Văn 10 Cánh diều Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy? Phương pháp giải: - Tìm hiểu về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên đảo qua các trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông. - Rút ra hiểu biết ngắn gọn, dễ nhớ của bản thân về vấn đề. Lời giải chi tiết: Cách 1 Những hiểu biết của bản thân về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo: - Về quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa... Trên các bản đồ đầu tiên của các nhà hàng hải phương Tây, quần đảo Hoàng Sa cùng Trường Sa thường được vẽ thành một dải liền nhau hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc bờ biển nước ta từ khoảng ngang Đà Nẵng tới cuối đồng bằng Nam bộ. Đầu thế kỷ 20, nhờ sự phát triển của ngành đo đạc bản đồ biển, người ta mới tách hai quần đảo riêng biệt mang tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, trong các bản đồ nước ngoài, quần đảo Trường Sa thường gọi là quần đảo Spratly. - Về cuộc sống của những người lính trên đảo: Điều kiện sống của những người làm nhiệm vụ ở Trường Sa còn có quá nhiều thiếu thốn, gian khổ, đến mức khắc nghiệt. Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ ở đây còn nhiều khó khăn: thiếu nước ngọt, thiếu rau xanh, thiếu văn công và các hoạt động nghệ thuật. Nhưng, ở nơi đầu sóng ngọn gió, hàng ngày, thậm chí hàng giờ, những người lính canh biển luôn trong tư thế sẵn sàng. Không có sự yếu lòng trước những thử thách của cuộc sống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Trên đó có những người chiến sĩ hải quân canh trời giữ đảo, cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ, thiếu thốn về vật chất và phải xa cách gia đình. Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa v.v... Cuộc sống của những người chiến sĩ ở huyện đảo Trường Sa gắn liền với biển đảo, nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi, góp phần giữ gìn sự yên bình cho Tổ quốc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 73 SGK Văn 10 Cánh diều Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ khổ 1, 2 - Liệt kê những từ ngữ xưng hô, sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo. Lời giải chi tiết: Cách 1 Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng trong 2 khổ đầu bài thơ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta. Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà → Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh - Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt: + Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu + Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà → Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây. Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng: Em - chúng anh, ta. Sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn thành cánh gà, phông màn là gió Trường Sa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ khổ 1,2 - Liệt kê những chi tiết thể hiện ngoại hình của người lính đảo. Lời giải chi tiết: Cách 1 Chi tiết thể hiện ngoại hình của người lính đảo: mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc → Ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Họ gọi đùa nhau mấy chàng đầu trọc, lính trọc đầu, lính già lính trẻ đều trọc tếu giống những sư cụ là bà con xa với bụt ốc → Chính cuộc sống gian nan, cùng với ngoại hình ấn tượng với đầu trọc lốc không tóc của những người lính đảo, càng làm nổi bật sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất nơi đây, điều kiện sống nguy hiểm. Chi tiết những người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ: lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau, gọi đùa nhau là sư cụ, là bà con xa với bụt ốc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt? Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ khổ 5,6. - Chỉ ra điều đặc biệt ở bản tình ca của lính đảo. Lời giải chi tiết: Cách 1 Điều đặc biệt ở bản tình ca của lính đảo: Có giai điệu ngang tàn như gió biển, lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương. Lời hát của họ rì rào trong không gian, như những tiếng vỏ ốc vang vọng ngoài biển khơi. Lời hát của họ giống như một câu chuyện kể dịu êm với những điều lãng mạn: đêm trang, hàng cây xanh, tay nắm tay.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”. Có lẽ chính những năm tháng sống cùng đồng đội nơi biển cả bạc trùng, nơi đảo nổi, đảo chìm của Tổ quốc giúp Trần Đăng Khoa có được chất liệu hiện thực chân thật và sâu sắc đến thế. Đọc thơ, người đọc không chỉ hiểu thêm về cuộc sống người lính Trường Sa mà còn để trái tim mình cảm thông và rưng rưng xúc động. Bản tình ca của lính đảo đặc biệt ở chỗ những giai điệu đầy ngang tàng, được ví như gió biển nơi đây, lời ca thì chứa đựng những nỗi nhớ với thương.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ khổ 8, 9. - Chỉ ra phép điệp được sử dụng. Lời giải chi tiết: Cách 1 Phép điệp được sử dụng trong hai khổ thơ 8 và 9: Điệp lại cấu trúc thơ: Nào hát lên; Rằng chúng ta/ Rằng tình yêu. Phép điệp cấu trúc giúp hai khổ thơ liên kết gần gũi, dễ đọc dễ nhớ giống đoạn điệp khúc của một bài hát.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…” → Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng Biện pháp điệp trong các khổ thơ 8,9: nào hát lên...
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ? Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ câu thơ cuối cùng - Chỉ ra điều đặc biệt ở kết bài thơ. Lời giải chi tiết: Cách 1 Kết thúc bài thơ là một câu cảm thán mang ngữ khí bất ngờ, đặc biệt: “Ô, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”, thể hiện thái độ bất ngờ về sự xuất hiện của những người lính đảo. Họ được ví như những hòn đá, chịu nắng chịu mưa để bảo vệ cho an nguy tổ quốc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh và tếu táo mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay: “Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót/ Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau/ Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế/ Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu…”. Thông tin về thời gian sáng tác: Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955).
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ để tìm hiểu nhân vật trữ tình - Chỉ ra bố cục của bài thơ. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là những người lính trên đảo. - Bố cục bài thơ: 2 phần. + Phần 1: 4 khổ thơ đầu: Giới thiệu về những người lính đảo. + Phần 2: Còn lại: Bản tình ca những người lính đảo.
Xem thêm
Cách 2
- Nhân vật trữ tính: Những người lính đảo - Bố cục bài thơ: + Phần 1: Từ đầu đến “đều trọc tếu như nhau’: Sân khấu của những người lính đảo + Phần 2: Tiếp theo đến “chưa biết gửi cho ai”: Hình ảnh người lính đảo qua những lời hát.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biển diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ những khổ nói về buổi biểu diễn của những người lính đảo. - Chỉ ra điều đặc biệt ở buổi biểu diễn của những người lính đảo. Rút ra nhận xét về hình tượng người lính đảo. Lời giải chi tiết: Cách 1 Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn: Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản. Đó là không gian của biển cả, có đá san hô và vài tấm tôn. Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo. Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Lí do để tạo nên sự đặc biệt này, đó chính là: Khung cảnh biển đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn. Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình. Hình tượng người lính đảo hiện lên: Là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn vô cùng đặc biệt: + Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản: Không gian biển cả, có đá san hô và vài tấm tôn. + Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo. Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. - Lí do để tạo nên sự đặc biệt này đến từ khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn. Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình. - Qua đó, hình tượng người lính đảo hiện lên là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất. -Sân khấu của buổi biểu diễn: đơn sơ, là không gian của biển cả, có đá san hô, vài tấm tôn. Diên viên, khán giả của buổi biểu diễn: những người lính đảo. -Lí do tạo ra sự đặc biệt này: khung cảnh biển đảo, sóng to giữ dội, những người lính đảo vẫn giữ được tinh thần lạc quan, tươi trẻ nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. -Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên: cuộc sống khó khăn, gian khổ; tâm hồn giàu cảm xúc, lạc quan yêu đời; vẻ đẹp rắn rỏi, ngang tàng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong năm khổ thơ cuối. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chú ý đọc kĩ 5 khổ thơ cuối bài. - Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng. Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong năm khổ thơ cuối: - Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn - Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời - Điệp cấu trúc: Nào hát lên/ Rằng... → Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Một số biện pháp nghệ thuật: + Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…” → Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng + Ẩn dụ: “những đá trọc đầu” → Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau” - So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn → Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống. Một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo và khúc tình ca của họ trong sau khổ thơ cuối: -Biện pháp so sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn. -Biện pháp nhân hóa: Vỏ ốc cất thành lời. -Điệp cấu trúc: Nào hát lên. => Tác dụng: thể hiện được hình tượng của người lính đảo nơi Trường Sa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ Lời giải chi tiết: Cách 1 Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào. Nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi đầy tự hào.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào. - Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. - Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa. Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo theo mạch của một buổi diễn về âm nhạc trên biển đảo, bắt đầu từ những khâu chuẩn bị sân khâu -> lúc trình diễn. Về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ: ngôn ngữ trong bài được sử dụng gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn đầy sự độc đáo, thú vị. Kết hợp với giọng điệu du dương, lúc thăng lúc trầm.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Em có suy nghĩ gì về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo. Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Nêu cảm nhận của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn những người lính đảo. Lời giải chi tiết: Cách 1 Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” những lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cấu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư… là những trạng thái cảm xúc hài hòa, gắn kết xuyên suốt bài thơ. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của người lính đảo trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ về một cuộc sống trên đảo Trường Sa đầy gian khổ, khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Ngoài ra, ta thấy được họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 75 SGK Văn 10 Cánh diều Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) Phương pháp giải: - Đọc kĩ bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo - Tưởng tượng và chia sẻ cảm nhận của bản thân. Lời giải chi tiết: Cách 1 Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định chủ quyền đất nước với biết bao khát vọng bình thường mà tạo hóa ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo. Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu "trọc lốc" cùng với biệt danh siêu ngộ "sư cụ". Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. Những lời ca tiếng hát cứ thế được vang lên, lúc say đắm, lúc lại ngân vang những nốt cao chót vót đầy tự hào, khiến cho không chỉ em mà những khán giả lắng nghe đều cảm thấy thổn thức. Nhờ những lời bài trong bài hát được thể hiện bởi những ca sĩ "sư cụ" nơi đây, em càng cảm thấy hình tượng người lính giữa đất trời bao la một lần nữa hiện lên sự thiêng liêng, đó là những trách nhiệm lớn lao, như vùng trời biển cả nơi đây, một sự thiêng liêng không gì sánh bằng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|