Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-ki-hô-tê) siêu ngắnSoạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-ki-hô-tê) siêu ngắn nhất trang 75 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Video hướng dẫn giải ND chính Video hướng dẫn giải
Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1) - Bố cục: 3 phần + Trước khi đánh nhau với cối xay gió: từ đầu đến “không cân sức”. + Trong khi đánh nhau với cối xay gió: từ “Nói rồi” đến “người ngã văng ra xa”. + Sau khi đánh nhau với cối xay gió: đoạn còn lại. - Liệt kê năm sự việc chủ yếu của lão hiệp sĩ và bác giám mã: + Đôn-ki-hô-tê phát hiện thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng. + Đôn-ki-hô-tê cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió. + Đôn-ki-hô-tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về cối xay gió. + Vừa bàn tán chuyện xả ra, hai thầy trò đi về phía cảng La-pu-xê vì theo Đôn-ki-hô- tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau. + Đêm hôm ấy, hai người ngủ dưới vòm cây. Đôn-ki-hô- tê không ngủ để nghĩ về nàng Đuyn-xi-nê-a. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tính cách Đôn-ki-hô-tê: - Cái hay: + Có hoài bão, ước mơ tốt: diệt ác, cứu nguy. + Gan dạ, dũng cảm. - Cái dở: + Nghiêm nghị, khắc khổ, cứng nhắc. + Điên rồ, hoang tưởng. => Điểm mấu chốt là do trí tuệ bị mê muội, hoang tưởng cho nên lẽ ra từ ước muốn, hành động đến quan niệm của Đôn Ki-hô-tê đều có nhiều điểm đáng biểu dương thì tất cả lại trở thành những chuyện nực cười, đáng trách. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tính cách Xan-chô Pan-xa: - Mặt tốt: + Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái. + Đầu óc sáng, thiết thực. - Mặt xấu: + Nhát gan, hay sợ. + Thiển cận, vụ lợi. => Xan-chô Pan-xa vừa có những điểm tốt, đáng khen lại vừa có những điểm xấu, đáng chê. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đối chiếu hai nhân vật:
=> Hai nhân vật trên tương phản nhau về nhiều khía cạnh nhưng lại không mâu thuẫn mà trái lại, song hành bổ sung cho nhau.
|