Cụm động từ

Soạn bài Cụm động từ siêu ngắn nhất trang 147 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

CỤM ĐỘNG TỪ LÀ GÌ?

1. Các từ ngữ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ sau:

- đã, nhiều nơi: bổ nghĩa cho đi

- cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người: bổ nghĩa cho ra

2. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì câu còn lại là: Viên quan ấy đi đến đâu quan ra. => Làm cho câu trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa.

3. Tìm một cụm động từ:

- Cụm động từ: đang đi chơi công viên.

- Đặt câu: Hoa // đang đi chơi công viên.

Nhận xét: Cụm động từ làm vị ngữ trong câu.

⟹ Cụm động từ hoạt động trong câu như một động từ.

Phần II

Video hướng dẫn giải

CẤU TẠO CỦA CỤM ĐỘNG TỪ

1. Mô hình cấu tạo cụm động từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

đã

cũng

đi

ra

nhiều nơi

những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

2. Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ:

- Phụ ngữ phần trước:

   + Ví dụ: đã, đang sẽ, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chẳng,…

   + Bổ sung cho động từ về các ý nghĩa: quan hệ thời gian; tiếp diễn tương tự; khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; khẳng định hoặc phụ định hoạt động.

- Phụ ngữ phần sau:

   + Ví dụ: xong, rồi, tốt, giỏi, sách, nhà… 

   + Bổ sung cho động từ về các ý nghĩa: đối tượng, hướng, địa điểm; thời gian, mục đích, nguyên nhân; phương tiện và cách thức hành động.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 148, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Các cụm động từ:

a) còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

b)

- yêu thương Mị Nương hết mực

- muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

c) đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 149, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Mô hình cụm động từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

còn đang

đùa nghịch

ở sau nhà

 

yêu thương

Mị Nương hết mực

muốn

kén

cho nàng một người chồng thật xứng đáng

đành

tìm cách

giữ sứ thần ở lại công quán 

Câu 3 -> 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 149, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Ý nghĩa của các phụ ngữ in đậm:

- Phụ ngữ “chưa”: thể hiện sự lúng túng của người cha.

- Phụ ngữ “không”: thể hiện sự bối rối, không xử trí được tình huống của viên quan.

=> Hai phụ ngữ thể hiện thái độ lúng túng, bối rối của người cha và viên quan càng nhiều bao nhiêu thì càng thể hiện sự thông minh tuyệt vời, tài ứng biến nhanh nhạy của em bé bấy nhiêu.

Câu 4 (trang 149, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

     Ý nghĩa của truyện “Treo biển”:

Treo biển” khuyên con người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân nhưng song song với nó vẫn cần lắng nghe, chắt lọc ý kiến của mọi người.

- Các cụm động từ: Khuyên con người ta, cần giữ vững quan điểm, vẫn cần lắng nghechắt lọc ý kiến của mọi người.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close