Soạn bài Chữa lỗi dùng từ siêu ngắnSoạn bài Chữa lỗi dùng từ siêu ngắn nhất trang 68 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải LẶP TỪ 1. Những từ ngữ lặp lại giống nhau: - Ví dụ a: + Tre: Lặp lại 7 lần + Giữ: Lặp lại 4 lần + Anh hùng: Lặp lại 2 lần - Ví dụ b: Truyện dân gian lặp lại 2 lần 2. Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có điểm khác biệt với lặp từ ở ví dụ b: - Ví dụ a: tạo ra nhịp điệu hài hòa, liên kết cho đoạn văn xuôi giàu chất thơ → Có dụng ý nhấn mạnh và làm tăng tính biểu cảm ⇒ Đây là phép lặp từ. - Ví dụ b: là lỗi lặp từ do diễn đạt kém. 3. Chữa lại câu mắc lỗi: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Phần II Video hướng dẫn giải LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM 1. Những từ dùng không đúng: a) thăm quan b) nhấp nháy 2. Nguyên nhân mắc lỗi trên: Từ có 2 mặt nghĩa (nội dung và hình thức), nếu sai ở hình thức dẫn đến nội dung sai. Chính vì vậy, chúng ta phải hiểu đúng nghĩa của từ để tránh mắc lỗi. 3. Chữa lại các câu mắc lỗi: a) thăm quan ⟹ tham quan b) nhấp nháy ⟹ mấp máy. Phần III Video hướng dẫn giải LUYỆN TẬP Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 68, SGK Ngữ văn 6, tập 1): a) Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến. b) Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 68, SGK Ngữ văn 6, tập 1): a) Thay từ “linh động” bằng “sinh động” b) Thay từ “bàng quang” bằng “ bàng quan” c) Thay “thủ tục” bằng “hủ tục” => Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm. HocTot.Nam.Name.Vn
|